Các thị trường du lịch hàng đầu hồi phục mạnh mẽ

Bộ Du lịch Mexico (Sectur) cho biết nước này đã đón 11,99 triệu khách du lịch quốc tế bằng đường hàng không trong nửa đầu năm 2024, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2023.

155534-mexico-lien-tiep-hung-chiu-nang-nong-ky-luc.jpg
Người dân di chuyển dưới trời nắng nóng tại bang Jalisco, Mexico ngày 9/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Thông cáo của Sectur cho biết lượng khách quốc tế đến quốc gia Mỹ Latinh này bằng đường hàng không trong 6 tháng đầu năm 2024 thậm chí còn tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2019, trước đại dịch COVID-19.

Mỹ, Canada và Colombia tiếp tục là những thị trường lớn nhất về du lịch quốc tế của Mexico trong nửa đầu năm 2024 với 9,53 triệu lượt khách, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Chỉ tính riêng Mỹ, gần 7,61 triệu khách du lịch đã đến quốc gia láng giềng bằng đường hàng không từ tháng 1-6/2024, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, con số này đối với Canada và Colombia lần lượt là 1,61 triệu và gần 313.000 khách.

Quảng cáo

Báo cáo của Sectur cũng cho biết sân bay thành phố biển Cancun đón lượng khách du lịch lớn nhất trong giai đoạn này, tiếp đến là các sân bay quốc tế Thành phố Mexico City và Los Cabos với tổng lượng khách 8,84 triệu lượt, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo số liệu của Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia (Inegi), lĩnh vực kinh tế liên quan đến du lịch ở Mexico đạt tăng trưởng 7,4% trong quý I/2024, đặc biệt nhờ ngành dịch vụ và du lịch trong nước tăng trưởng mạnh. Năm 2023, quốc gia Mỹ Latinh này đón 42,15 triệu khách quốc tế, tăng 10% so với năm 2022.

Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Viện Bảo hiểm Xã hội Mexico (IMSS) cho biết nước này đã tạo hơn 12.300 việc làm chính thức trong tháng 7/2024, nâng tổng số việc làm mới được tạo ra trong giai đoạn từ tháng 1-7/2024 lên hơn 307.400 vị trí.

Với con số trên, thị trường lao động của Mexico trong tháng 7/2024 đã đánh dấu mốc mới sau hai tháng 5 và 6 liên tiếp ghi nhận hơn 54.750 người bị mất việc.

Vận tải và truyền thông là lĩnh vực tạo việc làm mới nhất trong tháng qua, ghi nhận mức tăng 5,6%, tiếp đến là thương mại (3,2%) và xây dựng (3%). Trong khi đó xét theo địa phương, các bang Chiapas, Hidalgo và Nayarit đạt mức tăng trên 4,5% trong khía cạnh này.

IMSS cho biết nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh đã tạo hơn 650.000 việc làm chính thức trong năm 2023, trong đó 83,7% là công việc chính thức và có tính ổn định cao, 13,7% còn lại là các công việc theo thời vụ.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao, ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam

Tại đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD Giá vé trung bình trên mỗi km đường sắt cao tốc của Trung Quốc là 0,19 USD, Nhật Bản là 0,28 USD và 0,26 USD với Indonesia: So với các nước Việt Nam đắt hay rẻ?

GEFE 2024 thúc đẩy chuyển đổi xanh và các mô hình kinh tế bền vững

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024 diễn ra trong các ngày từ 21-23/10 đã quy tụ các nhà lãnh đạo, giới doanh nhân trong và ngoài nước cùng cam kết đồng hành, kiến tạo tương lai xanh.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Chứng khoán châu Âu và Mỹ phần lớn tăng điểm trong phiên 17/10

Niềm tin thương hiệu quốc gia thúc đẩy hợp tác quốc tế

Thương hiệu quốc gia nhất quán có thể trở thành tiền đề thúc đẩy sự hợp tác quốc tế. Năm 2023, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Đây là lợi thế rất lớn đối với việc phát triển thương hiệu quốc gia.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng xấp xỉ cả năm 2023

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng