Các nước tăng mạnh trữ vàng thỏi sau khi phương Tây đóng băng tài sản Nga

Các nhà quan sát cho biết hàng loạt quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh nhập khẩu vàng thoi.

Nhật báo Nikkei Asia dẫn lời các chiến lược gia cho hay nhiều ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã tăng cường mua vàng sau khi phương Tây quyết định đóng băng các tài sản ở nước ngoài của Nga nhằm trừng phạt chiến dịch quân sự đặc biệt của Mosksva tại Ukraine.

Được biết, khoảng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga và hàng tỷ USD khác do các cá nhân và doanh nghiệp nắm giữ đã bị Mỹ và các đồng minh đóng băng. Điện Kremlin đã nhiều lần lên án hành vi trên là “trộm cắp”.

Theo báo cáo tháng 11 của Hội đồng Vàng Thế giới, lượng mua của các cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia đã tăng hơn bốn lần trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, đạt tổng cộng 399,3 tấn.

Con số này đã tăng đột biến từ 186 tấn được ghi nhận trong quý trước và 87,7 tấn trong quý đầu tiên của năm nay. Trong khi đó, tổng lượng mua từ đầu năm đến nay đã vượt qua kỷ lục của bất kỳ năm nào kể từ năm 1967.

Quảng cáo

Nhà kinh tế Emin Yurumazu nói với giới truyền thông rằng các nước rất muốn tích trữ vàng trong tay, sau khi chứng kiến tài sản ở nước ngoài của Nga bị đóng băng như một phần của lệnh trừng phạt.

Các ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và Ấn Độ cho biết họ đã mua lần lượt 31,2 tấn, 26,1 tấn và 17,5 tấn. Hiện vẫn chưa rõ quốc gia nào đã mua phần còn lại trong tổng số hơn 399 tấn.

“Trung Quốc có thể đã mua một lượng vàng đáng kể từ Nga”, nhà phân tích thị trường kiêm cựu giám đốc Hội đồng Vàng Thế giới, Itsuo Toshima, nhận định. Ông giải thích rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể âm thầm mua một phần trong số hơn 2.000 tấn vàng mà Ngân hàng Trung ương Nga nắm giữ.

Nhà phân tích trên lưu ý rằng cơ quan quản lý tiền tệ Trung Quốc vốn không tiết lộ bất kỳ giao dịch mua vàng nào từ năm 2009 đến 2015, song sau đó báo cáo rằng họ đã tăng dự trữ thêm 600 tấn. Trung Quốc đã không công bố bất kỳ báo cáo mới nào về việc mua vàng kể từ năm 2019.

Cơn sốt mua vàng hiện nay là một phần trong những nỗ lực mới của các ngân hàng trung ương nhằm bảo vệ tài sản của họ thông qua cách giảm mức độ phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Trung Quốc đã và đang đi đầu trong xu hướng phi đô la hóa hiện nay. Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ, quốc gia này đã bán 121,2 tỷ USD trái phiếu Mỹ trong vòng từ tháng 3 đến tháng 10.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025