EU cảnh báo Bulgaria không bán dầu của Nga ngay cả khi đã được tinh chế

Trong gói trừng phạt tháng 6, EU cấm mua, nhập khẩu hoặc chuyển nhượng dầu thô của Nga từ ngày 5/12/2022 và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác từ ngày 5/2/2023.

Chính phủ lâm thời của Bulgaria và nhà máy lọc dầu duy nhất của nước này Neftochim, thuộc sở hữu của công ty Nga Lukoil, ngày 22/11 đã đồng ý rằng họ có thể tiếp tục vận hành và xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ sang EU cho đến cuối năm 2024, miễn là nộp thuế đầy đủ, bất chấp cảnh báo của Ủy ban châu Âu rằng điều này sẽ vi phạm chế độ trừng phạt của khối.

Chính phủ Bulgaria tuyên bố rằng việc xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ sang nước thứ 3 được cho phép bởi vì Sofia được miễn trừ các biện pháp trừng phạt có hiệu lực vào ngày 5/12. Quyền Bộ trưởng Bộ Năng lượng Rosen Hristov cho biết Sofia có thể xuất khẩu sang các nước EU khác hoặc các nước thứ ba.

Theo Phó Thủ tướng Bulgaria phụ trách chính sách kinh tế Hristo Alexiev, điều này sẽ giúp ngân sách nhà nước tăng thêm 350 triệu euro. “Hôm nay chúng tôi đã đạt được một bước rất quan trọng: Từ ngày 1/1/2023, Lukoil sẽ chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất, doanh thu và thuế phải nộp sang Bulgaria, chứ không phải ở Hà Lan hay Thụy Sĩ như trước đây”, ông Alexiev cho biết trong một cuộc họp báo.

Thỏa thuận này được cho là có lợi cho Lukoil, vì trên thực tế sẽ biến Bulgaria thành cơ sở để tránh một phần lệnh cấm vận dầu mỏ của EU.

Quảng cáo

Bulgaria được miễn trừ các lệnh trừng phạt chung đối với dầu mỏ của Nga do vị trí địa lý đặc biệt của nước này và do nhà máy lọc dầu trong nước của họ không thể chế biến ngay một loại dầu khác. Neftohim là nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Balkan. Nằm ở cảng Burgas thuộc Biển Đen, nhà máy lọc dầu này được xây dựng để chỉ có thể lọc dầu của Nga và các loại dầu quý hiếm khác từ Trung Đông.

Tuy nhiên ngày 23/11, người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo Bulgaria không được bán dầu của Nga cho các nước thứ ba, kể cả dầu đã qua tinh chế. Theo hãng thông tấn Sofia (Bulgaria), đây là một đòn giáng mạnh vào kế hoạch của Chính phủ Bulgaria nhằm cho phép công ty Nga Lukoil, chủ sở hữu nhà máy lọc dầu duy nhất Neftochim của Bulgaria, xuất khẩu các sản phẩm tinh chế ra bên ngoài nước này.

"Mục đích của việc Bulgaria được miễn trừ là để nước này tự cung cấp dầu do tình hình cụ thể ở trong nước và không được bán dầu cho các quốc gia thành viên khác hoặc cho các nước thứ ba, kể cả dầu được tái chế", EC lưu ý.

EC nhấn mạnh rằng chính quyền ở các quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng họ không mua các sản phẩm dầu được sản xuất từ dầu mỏ của Nga ở những quốc gia đã được miễn trừ khỏi lệnh cấm vận.

Trong gói trừng phạt tháng 6, EU cấm mua, nhập khẩu hoặc chuyển nhượng dầu thô của Nga từ ngày 5/12/2022 và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế khác từ ngày 5/2/2023 từ Nga. Tuy nhiên, Bulgaria đã được miễn trừ và có thể tiếp tục nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga thông qua vận tải hàng hải cho đến cuối năm 2024.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro