Vì sao Trung Quốc và châu Âu "hối hả" mua dầu của Nga?

Châu Âu đang gấp rút bổ sung dự trữ dầu của Nga trước khi lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực trong khi các nguồn thay thế vẫn còn hạn chế.

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Trung Quốc tiếp tục mua năng lượng của Nga. Kim ngạch nhập khẩu khí đốt tự nhiên, than, dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào Trung Quốc đã tăng lên gần 60 tỷ USD so với khoảng 35 tỷ USD một năm trước. Trong khi đó, châu Âu cũng đang gấp rút bổ sung dự trữ dầu của Nga trước khi lệnh cấm nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực trong khi các nguồn thay thế vẫn còn hạn chế.

Mối quan tâm đối với năng lượng của Nga đang tăng lên dù lượng nhập khẩu của Trung Quốc suy yếu trong tháng 10/2022. Tăng trưởng kinh tế chậm lại đã hạn chế nhu cầu đối với một số mặt hàng, từ khí đốt đến đồng. Tuy nhiên, hoạt động mua dầu thô là một điểm sáng do các nhà máy lọc dầu phản ứng với triển vọng tăng xuất khẩu nhiên liệu sau khi Bắc Kinh đồng ý tăng hạn ngạch xuất khẩu trong năm nay.

Trong tháng 10, lượng dầu mỏ Trung Quốc nhập khẩu từ Nga tăng 16%, lên 7,72 triệu tấn, cao hơn lượng dầu nhập khẩu từ Saudi Arabia. Các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Bắc Kinh để duy trì nguồn cung ngay cả sau khi các lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực vào tháng tới.

EU sẽ cấm cung cấp tài chính, dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển bằng đường biển dầu của Nga, buộc các nhà nhập khẩu phải tìm các phương thức khác không liên quan đến các ngân hàng, công ty bảo hiểm và chủ tàu từ EU.

Doanh số bán khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 756.000 tấn trong tháng 10, khi Trung Quốc cắt giảm tổng lượng nhập khẩu loại nhiên liệu này tới 34%. Ngược lại, nhập khẩu than từ Nga tăng 26%, lên 6,4 triệu tấn, trong đó 2,4 triệu tấn là than cốc cho ngành thép, gấp 3 lần so với một năm trước và thấp hơn một chút so với mức kỷ lục hồi tháng Chín.

Tổng kim ngạch năng lượng mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nga, bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, đạt 7,7 tỷ USD trong tháng 10, cao hơn con số 7,6 tỷ USD của tháng Chín. Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả năm ngoái chỉ là 5,4 tỷ USD.

Quảng cáo

Kim ngạch nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc từ Nga tăng mạnh một phần do giá năng lượng thế giới tăng cao sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, Trung Quốc thường mua năng lượng của Nga với mức chiết khấu lớn vì Moskva cần tìm khách mua lại lượng hàng vốn ban đầu định xuất khẩu sang các nước áp đặt trừng phạt Nga do cuộc chiến ở Ukraine.

Chuyên gia Rudolf Fürst, làm việc tại Nhóm châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện Quan hệ Quốc tế (CH Czech), cho rằng mọi thứ đều có giá, hay nói cách khác đều có rủi ro. Ông nói: "Nguy cơ của Nga là phá hủy mối quan hệ với châu Âu và Mỹ. Vào những năm 1950, chế độ Cộng sản mới thành lập ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng trở nên quá gắn bó với Nga sau khi tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Ngày nay, tình thế đã đổi chiều, Nga đang bị đẩy vào tầm ngắm của một Trung Quốc hùng mạnh và giàu có, vốn sẽ không cho đi bất cứ thứ gì miễn phí".

Cùng với Trung Quốc, châu Âu cũng đang gấp rút dự trữ dầu của Nga trước khi lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển do EU áp đặt có hiệu lực từ tháng 12 tới, còn lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga có hiệu lực từ tháng 2/2023.

Nhà phân tích Pamela Munger của Vortex cho biết, từ ngày 1-12/11, khối lượng dầu được vận chuyển tới khu vực lưu trữ Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (ARA) đã tăng 126% so với tháng 10, lên 215.000 thùng mỗi ngày.

Theo Refinitiv, trong tháng 11, Nga chiếm 44% tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu của châu Âu do các nước châu Âu có rất ít lựa chọn thay thế hiệu quả về chi phí ngay lập tức. Tỷ lệ này trong tháng 10 là 39%. Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2, châu Âu phụ thuộc hơn 50% vào nhiên liệu nhập khẩu từ Nga.

Nhà phân tích của FGE Eugene Lindell cho biết: "EU sẽ cần đảm bảo khoảng 500.000-600.000 thùng dầu mỗi ngày để thay thế lượng dầu của Nga. Lượng thay thế sẽ đến từ Mỹ và cả từ khu vực phía Đông Suez, chủ yếu từ Trung Đông và Ấn Độ".

Động thái tăng cường tích trữ dầu Nga diễn ra trong bối cảnh dầu có nguồn gốc từ Nga bị cấm vận chuyển đến sàn giao dịch ICE Futures Europe trước khi các lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực. Từ ngày 30/11, các nhà giao dịch trên ICE phải chứng minh rằng không có bất kỳ sản phẩm dầu nào của Nga được đưa vào bể chứa trong khu vực ARA, vốn được sử dụng cho các đợt giao hàng vào tháng 1/2023.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro