Bức tranh thị trường văn phòng tương lai tại Việt Nam sẽ theo xu hướng nào?

Có đến 82% nhân viên được khảo sát cho biết họ chưa áp dụng mô hình làm việc kết hợp. Trong khi, số còn lại đã triển khai chính sách làm việc từ xa nhưng tỷ lệ người thực hiện vẫn dưới 25%. Khu vực trung tâm thành phố với hơn 1,6 triệu m2 văn phòng hạng A và B vẫn tiếp tục là địa chỉ ưa thích để doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bức tranh thị trường văn phòng tương lai tại Việt Nam sẽ theo xu hướng nào?

Người lao động vẫn cần một không gian làm việc như văn phòng 

Nhằm thể hiện tương lai của văn phòng và vai trò của chúng trong việc gia tăng giá trị cho nhân viên và doanh nghiệp, Cushman & Wakefield Việt Nam đã tiến hành khảo sát từ hơn 2.500 nhân viên của khoảng 550 công ty, có quy mô từ 25 đến trên 1.000 nhân viên, với 15 ngành nghề khác nhau.

Theo đó, có đến 82% nhân viên được khảo sát cho biết công ty họ chưa áp dụng mô hình làm việc kết hợp. Trong khi, số còn lại đã triển khai chính sách làm việc từ xa nhưng tỷ lệ người thực hiện vẫn dưới 25%.

Theo khảo sát, đa số người lao động tại Việt Nam vẫn cần có một không gian làm việc như văn phòng để có thể làm việc hiệu quả hơn. Văn phòng là nơi giúp họ tiếp cận các thiết bị và công nghệ cần thiết, tương tác với đồng nghiệp, đồng thời giúp nhân viên tăng cường đổi mới và sáng tạo.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng văn phòng là nơi giúp họ cải thiện được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đóng góp vào bản sắc và văn hóa công ty. Thậm chí, họ còn mong muốn có được đầy đủ các tiện ích xung quanh như cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, bãi đậu xe, dịch vụ chăm trẻ, không gian xanh, ...

Đặc biệt, văn phòng phải dễ dàng tiếp cận các khu vực cộng đồng như các nơi diễn ra các sự kiện xã hội. Một xu hướng mới cũng đang "nở rộ" là làm việc tại những địa điểm thứ ba (third-place) như coworking hay quán café và tất cả những điều này có thể định hình lại bức tranh thị trường văn phòng trong tương lai.

Kết luận rút ra từ khảo sát là có tới 78% số người tham gia cho rằng, công suất sử dụng văn phòng sẽ không thay đổi hoặc tiếp tục tăng thêm trong ba năm tới. Trong đó, hiệu quả về chi phí vẫn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Tiếp đến là các yếu tố về phân hạng, thiết kế, đặc điểm kỹ thuật và dịch vụ quản lý của tòa nhà. Yếu tố nổi bật hơn trong khảo sát thuộc về các chỉ tiêu ESG, tòa nhà có thiết kế bền vững.

Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, từ năm 2020, đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia triển khai mô hình làm việc tại nhà hoặc kết hợp. Tuy nhiên, tại các đô thị lớn ở Việt Nam, khảo sát lại cho thấy nhu cầu nhân viên đến làm việc tại văn phòng cao hơn.

Quảng cáo

“Tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, lực lượng lao động chủ yếu là nhóm người trẻ tuổi, không gian nhà ở chưa chú trọng nhiều vào việc xây dựng thêm phòng làm việc. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng của tiếng ồn, thiếu ánh sáng, kích thước bàn ghế không đủ chuẩn để ngồi làm việc trong thời gian dài, các vấn đề về kết nối internet, điện thoại hoặc máy in là những lý do để khẳng định rằng văn phòng vẫn sẽ góp phần quan trọng trong công việc”, bà Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhấn mạnh.

Tại khu vực trung tâm thành phố với hơn 1,6 triệu m2 văn phòng hạng A và B vẫn tiếp tục là địa chỉ ưa thích để doanh nghiệp đặt trụ sở chính, một số tập đoàn mới vào Việt Nam cũng đang lựa chọn các không gian làm việc chung, với chi phí ban đầu phải chăng hơn và linh hoạt đáp ứng nhu cầu mở rộng của họ trong tương lai.

Khảo sát của Cushman & Wakefield và CoreNet về khách thuê văn phòng cho thấy đến năm 2029, có 20% lực lượng lao động toàn cầu sẽ sử dụng không gian làm việc chung, tăng so với mức 16% hiện tại.

Xu hướng mới sẽ khác hơn về chất

Bà Lương Thị Mỹ Thanh, Tổng giám đốc The Executive Centre Việt Nam (TEC), một trong những coworking mới nhất tại TP. Hồ Chí Minh và là nơi tiên phong trong việc thay đổi tính năng một không gian trong từng thời điểm cho biết, đối với không gian làm việc chung như TEC, một không gian làm việc sẽ không còn là chiến lược ngắn hạn nữa mà phải được thiết kế toàn diện để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lâu dài hơn. Sức khỏe người lao động, tính bền vững về mặt thiết kế và trang thiết bị là rất cần thiết.

“Hơn nữa, không gian làm việc sẽ cần có mảng xanh, được cung cấp tối đa ánh sáng tự nhiên, thông gió tốt và khả năng kiểm soát nhiệt độ môi trường bên trong tòa nhà. Từ năm 2022, TEC cam kết chỉ mở văn phòng mới trong các tòa nhà được chứng chỉ xanh, hiện có khoảng 70% danh mục đầu tư của chúng tôi là các công trình xanh”, bà Mỹ Thanh khẳng định.

Bà Lê Hoàng Lan Như Ngọc, Giám đốc cấp cao bộ phận kinh doanh tại Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, những bất động sản đạt được chứng chỉ xanh cũng có tác động tích cực cho chủ tòa nhà lẫn doanh nghiệp.

Tòa nhà bền vững có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng, tích hợp thiết lập năng lượng tái tạo sẽ giảm đáng kể lượng khí thải, tạo ra các cộng đồng thân thiện với môi trường hơn, từ đó đạt được mức giá thuê cao hơn, có tỷ lệ trống thấp hơn so với các tòa nhà không có chứng chỉ xanh. Các doanh nghiệp đã có những cam kết về năng lượng ròng bằng 0 cũng sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu vì từ đây đến năm 2030 không còn nhiều thời gian nữa.

“Việc cân bằng giữa những điều nhân viên mong muốn và những mục tiêu công ty hướng tới là chìa khóa duy trì năng suất, và sự gắn kết của lực lượng lao động.

Tuy nhiên, sẽ không có một giải pháp hoàn hảo nào thỏa mãn được tất cả mọi nhu cầu ở mọi nơi. Nhìn chung, văn phòng sẽ vẫn là một phần quan trọng trong cảnh quan đô thị trong tương lai tại Việt Nam. Song sẽ khác hơn về chất như: Đa mục đích, linh hoạt, dễ thích nghi, tập trung vào người làm việc. Các tòa nhà sẽ cần cung cấp một loạt các dịch vụ tiện ích bổ sung nhằm tạo ra sự khác biệt và đáp ứng được nhu cầu ngày càng thay đổi của thị trường lao động”, bà Như Ngọc nói.

Cùng chuyên mục Bất động sản

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Chính phủ vừa ban hành.

Thương mại Bắc Nam muốn xây khu dân cư hơn 1.120 tỷ đồng ở Thanh Hóa Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi?

Diễn biến trái chiều giá căn hộ tại Hà Nội

Trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội tăng 22% theo năm. Trái ngược với xu hướng này, thị trường thứ cấp trong quý 1/2025 lại chứng kiến sự điều chỉnh giảm giá, trong khi đó giá sơ cấp tiếp tục neo ở mức cao.

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa Dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp Newtown Diamond với loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Thiếu hụt dòng tiền, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina muốn vay Vinaconex thêm 300 tỷ đồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Dự kiến, nguồn của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp; huy động từ sự tự nguyện đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thươnng mại theo quy định...

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt trên địa bàn thành phố.

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì?