Bộ Xây dựng nêu 3 nguyên nhân khiến giá nhà ở thành phố lớn tăng cao và giải pháp "hạ nhiệt" thị trường

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, có 3 nguyên nhân khiến giá nhà, đất tăng cao, gồm cầu lớn hơn cung quá nhiều; tình trạng đẩy giá, thổi giá và chi phí đầu vào của bất động sản tăng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng - Ảnh: VGP

Chiều 7/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc giá nhà tăng cao ở một số thành phố lớn, có dấu hiệu ảo cho dù thị trường chưa thực sự sôi động, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết, có 3 nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá bất động sản cao, đột biến thời gian qua.

Thứ nhất là cầu lớn hơn cung quá nhiều. Thứ hai là có tình trạng đẩy giá, thổi giá như vừa qua. Điển hình, thời gần đây báo chí cũng đã phản ánh tình trạng một số địa phương ở Hà Nội tổ chức đấu giá đất, bị người mua đẩy giá đất cao lên rồi bỏ cọc.

Thứ ba là do chi phí đầu tư, đầu vào của bất động sản bị tăng cao, đến từ chi phí đầu tư xây dựng và tiền sử dụng đất.

Theo Thứ trưởng, để giải quyết việc giá bất động sản tăng và phù hợp với khả năng mua nhà của người dân cần kiểm soát ba nguyên nhân này. Trong đó, để xử lý hành vi thao túng thị trường, thổi giá, nâng giá, Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Cạnh tranh, Luật Đất đai, và đặc biệt Luật Kinh doanh bất động sản 2023… đã có quy định rất rõ ràng.

Cụ thể, theo Luật Kinh doanh bất động sản, cấm hành vi thao túng thị trường, đẩy giá, thổi giá trong kinh doanh bất động sản, như tại Điều 8, trong đó bao gồm việc giả mạo tài liệu, có ý làm sai lệch thông tin (nhằm tăng giá trị của bất động sản không minh bạch); không công khai thông tin về bất động sản; gian lận, lừa dối, lừa đảo trong kinh doanh bất động sản (làm nhiễu loạn thị trường); hay Điều 9 về điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản; Điều 56, Điều 62 quy định trách nhiệm về việc cung cấp thông tin; Điều 61 - 65 về hoạt động môi giới bất động sản.

"Luật Kinh doanh bất động sản đã đề ra những điều khoản rõ ràng, mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát các hành vi thổi giá và lũng đoạn thị trường bất động sản", Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng khẳng định.

Quảng cáo

Cũng theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, vừa qua, để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh việc này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 82 với các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh, thành phố có liên quan để trực tiếp chỉ đạo.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 5333/BXD-QLN ngày 18/9/2024 về việc "phân tích cơ cấu giá thành, giá bán, nguyên nhân tăng giá bất động sản và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá nhà ở, đất ở và ổn định thị trường bất động sản" gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Văn bản số 5155/BXD-QLN ngày 6/9/2024 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản gửi UBND các tỉnh, thành phố. Trong đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất các giải pháp, cũng như kiến nghị các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố triển khai 6 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Theo đó, giải pháp đầu tiên là thực hiện nghiêm Công điện số 82 của Thủ tướng Chính phủ.

Hai là, đề nghị các tỉnh, thành tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến các dự án mà các chủ đầu tư, đơn vị môi giới có hiện tượng thổi giá, đẩy giá, có biện pháp ngăn ngừa, xử lý hành vi vi phạm nếu có.

Ba là, đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, giải phóng mặt bằng, xác định thị trường đất nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường để đảm bảo sự lệch pha cung cầu, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM.

Bốn là, các tỉnh, thành phố phải thường xuyên công khai thông tin về thị trường bất động sản, các chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở, các dự án bất động sản được phê duyệt, các dự án đầu tư đáp ứng được điều kiện huy động vốn theo quy định của pháp luật, minh bạch, công khai, ngăn chặn tình trạng gian lận, lừa đảo.

Năm là, kiến nghị Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét thí điểm mô hình Trung tâm giao dịch bất động sản và giao dịch quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý nhằm hạn chế rủi ro về giá và pháp lý cho người mua.

Sáu là, kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thuế phù hợp, hạn chế tình trạng nhà đất đã được mua bán nhưng không sử dụng gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì?

Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán giữa lúc giá chung cư neo cao, cuộc đua để giành suất mua nhà ở xã hội dự kiến sẽ "nóng" lên trong thời gian tới.

Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội Hà Nội giao 24.000 m2 đất cho Handico và Viglacera xây nhà ở xã hội

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn