Bất chấp siết chặt quy định nồng độ cồn, công ty bia địa phương báo lãi kỷ lục, EPS gần 44.000 đồng, liên tục trả cổ tức từ 100%-200%

Cổ phiếu HLB trên sàn chứng khoán ít được quan tâm do thanh khoản kém, tuy nhiên, cổ phiếu này lại có thị giá cao thứ tư sàn chứng khoán và hiện đang là cổ phiếu đắt đỏ nhất ngành bia.

Bất chấp siết chặt quy định nồng độ cồn, công ty bia địa phương báo lãi kỷ lục, EPS gần 44.000 đồng, liên tục trả cổ tức từ 100%-200%

CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long (mã CK: BHL) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2024. Theo đó, trong năm vừa rồi, HLB ghi nhận doanh thu thuần công ty đạt 1.573 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2023.

Lợi nhuận gộp đạt gần 308 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm trước.

Trừ đi các chi phí, HLB thu về gần 135 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 21% so với năm 2023. Công ty báo lãi lên cao nhất lịch sử sau năm 2023 lợi nhuận sụt giảm. EPS công ty đạt 43.585 đồng, thuộc top những doanh nghiệp có EPS cao nhất thị trường.

Tại ngày 31/12/2024, tổng tài sản của HLB ở mức gần 863 tỷ đồng, tăng 22% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm khoảng 66% tổng tài sản với gần 567 tỷ đồng, tăng gần 231 tỷ đồng so với đầu năm.

Nợ phải trả của công ty tại thời điểm cuối năm là gần 316 tỷ đồng, trong đó, công ty có 10 tỷ nợ vay ngắn hạn và không có nợ vay dài hạn.

HLB tiền thân là nhà máy liên hợp thực phẩm Hồng Gai, thành lập từ năm 1967. Trải qua nhiều thay đổi, công ty chính thức chuyển đổi thành CTCP Bia & Nước giải khát Hạ Long vào tháng 2/2003. Các sản phẩm của HLB bao gồm bia Hạ Long Classic, bia Hạ Long Sapphire, bia Hạ Long Golden, ...

HLB gây chú ý với tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt rất cao. Công ty trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 90%. Năm 2022, HLB trả cổ tức bằng tiền với lệ thực hiện là 150%. Năm 2021, HLB cũng chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ lên đến 100%.

Các năm trước, giai đoạn 2014-2018, công ty liên tục chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ 60% cho năm 2016, 70% cho năm 2017 và 200% cho năm 2018. Năm 2019, hoạt động cổ tức bị gián đoạn do HLB dành toàn bộ phần lợi nhuận còn lại sau khi trích thưởng để đầu tư nâng cấp và hoàn thiện nhà máy sản xuất bia Đông Mai công suất 50 triệu lít/năm. HLB chia cổ tức trở lại cho cổ đông vào năm 2020 với tỷ lệ 20%.

Quảng cáo

Phần lớn cổ tức của HLB chảy vào túi cổ đông lớn Aseed Holdings đến từ Nhật với 30,42% cổ phần và gia đình cựu Chủ tịch HĐQT Doãn Văn Quang với tổng sở hữu lên đến gần 57% cổ phần.

Bắt đầu giao dịch trên sàn UPCOM từ tháng 02/2017, cổ phiếu HLB của CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long trên sàn chứng khoán ít được quan tâm do thanh khoản kém.

Tuy nhiên, cổ phiếu ít tên tuổi này lại có thị giá cao thứ tư sàn chứng khoán sau cổ phiếu VNZ, HGM và CMF, với giá cổ phiếu đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/3 ở mức 309.100 đồng/cp, giảm 4,8% và hiện đang là cổ phiếu đắt đỏ nhất ngành bia.

Thanh khoản thấp, thị giá cao nên đôi khi chỉ cần 100 cổ phiếu được khớp lệnh cũng đủ làm thị giá HLB biến động hàng chục nghìn đồng.

Theo báo cáo của Chứng khoán Phú Hưng (PHS), sản lượng bia sản xuất trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch nhưng xu hướng này không duy trì lâu khi sản lượng chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong 2 năm qua, đạt trung bình khoảng 1,1 tỷ lít/quý do tác động của nền kinh tế suy yếu, sự thận trọng trong chi tiêu và siết chặt quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Năm 2025, theo SSI, dự báo ngành bia sẽ tiếp tục đối mặt thách thức khi Nghị định 168 có hiệu lực từ 1/1/2025, tăng mức phạt đối với hành vi lái xe khi vi phạm nồng độ cồn.

Trong tương lai, yếu tố có thể ảnh hưởng đến ngành bia, rượu trong thời gian tới là lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo dự thảo luật, thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm bia có thể tăng từ 70% lên 90% trong giai đoạn 2026-2030 (mỗi năm tăng 5%) theo phương án 1 hoặc tăng từ 80% lên 100% trong giai đoạn 2026-2030 (mỗi năm tăng 5%) theo phương án 2.

Dự thảo luật này đã được trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 10/2024 và sẽ được thông qua tại kỳ họp tháng 5/2025 và bắt đầu áp dụng vào tháng 1/2026.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ, tiền mặt xuống thấp nhất 4 năm

Thời điểm cuối quý 1/2025, Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ đồng, tăng hơn 6.000 tỷ so với đầu năm và là mức dư nợ vay tài chính cao kỷ lục kể từ khi hoạt động.

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp? Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Microsoft tăng giá bán một loạt sản phẩm

Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) vừa thông báo quyết định tăng giá máy chơi game Xbox Series S/X, bộ điều khiển không dây Xbox và thậm chí cả một số trò chơi mới dành cho Xbox trên toàn cầu.

Sau hơn 20 năm, Microsoft chính thức đóng cửa Skype Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa

Vietnam Airlines báo lãi hơn 3.600 tỷ đồng trong quý I/2025 nhờ khách quốc tế và giá nhiên liệu

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – mã chứng khoán HVN) cho biết lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý I/2025 ước đạt gần 3.625 tỷ đồng. Kết quả này chủ yếu nhờ sự phục hồi mạnh của khách quốc tế và giá nhiên liệu giảm so với cùng kỳ năm trước.

Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao nhất lịch sử Nỗ lực thu hẹp thâm hụt thương mại Mỹ - Việt: Loạt đơn hàng tỷ đô của Vietnam Airlines, Vietjet, PV GAS Tin vui cho Vietnam Airlines và Vietjet: Chính phủ ban hành nghị định mở đường nhập khẩu máy bay từ Nga, Trung Quốc, Brazil, Canada và Anh

Quý I, doanh thu dịch vụ, khách sạn Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ 2024, lên hơn 2.400 tỷ đồng

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh này cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 83%.

Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Lợi nhuận của Sabeco về mức thấp nhất 14 quý

Cạnh tranh gia tăng cùng với "tác động kép" của Nghị định 168 và việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Tập đoàn Bia Bình Tây sau khi hợp nhất đã khiến doanh thu của Sabeco sụt giảm, kéo theo lợi nhuận về mức thấp nhất kể từ quý IV/2021.

Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024 Sabeco dự chi 6.400 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt, gấp 1,3 lần lợi nhuận mục tiêu năm 2025

Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế

BCTC hợp nhất quý 1/2025 cho thấy, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế hơn 3,674 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước dù vừa phải phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế.

Sacombank chưa chia cổ tức, đặt mục tiêu lãi 14.560 tỷ đồng trong 2025 Sacombank bất ngờ lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu sau 10 năm

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?