Xuất khẩu gạo cấp trung bình và cấp thấp, cái “bẫy” cần cảnh giác

Xuất khẩu gạo cấp trung bình và thấp mà Việt Nam đã thoát ra đang có nguy cơ quay lại, vấn đề này được chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo lên tiếng cảnh báo.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 đặt mục tiêu đạt trên dưới 6,5 triệu tấn, nhưng thực tế đã xuất khẩu vượt 7 triệu tấn. Kết quả này tạo cho mọi người niềm tin thắng lợi vào vụ lúa Đông Xuân 2022 – 2023 – vụ lúa chính trong năm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Xuất khẩu gạo tháng 12 của Việt Nam ước đạt 550.000 tấn, trị giá 283 triệu USD. Cộng dồn cả năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước tính tăng 15,7% lên 7,22 triệu tấn, trị giá 3,51 tỷ USD, tăng 7,06% về kim ngạch. Trong đó, một trọng số điểm đến là Philippines - thị trường tăng trưởng qua từng năm.

Tuy nhiên, trong kết quả trên, con số nhập khẩu lúa IR 50404 từ Campuchia năm 2022 lên đến 3.477.886 tấn, nhập khẩu gạo Ấn Độ khoảng 520 ngàn tấn.

Trước thực tế này, chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo đã lên tiếng cảnh báo về “bẫy” xuất khẩu gạo cấp trung bình và thấp.

Ngành nông nghiệp mất 10 năm để chuyển đổi các giống lúa từ chất lượng thấp lên cao

Trong suốt thời gian dài kể từ khi tham gia thị trường quốc tế, tuy đứng trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng người tiêu dùng toàn cầu chỉ biết đến gạo Việt Nam cái tên rất chung chung “gạo trắng Việt Nam”, và chia làm 3 loại 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm với phẩm cấp gạo trung bình và thấp.

Nhưng ngày nay, vị thế hạt gạo Việt Nam đã thay đổi từ một nước xuất khẩu gạo chất lượng trung bình, thấp Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo chất lượng cao và đi vào các thị trường khó tính bằng chính thương hiệu của doanh nghiệp. Bên cạnh chất lượng gạo ngày càng tăng cao đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thế giới thì hiện nay trên thế giới không có nước nào có quy trình sản xuất lúa như ở Việt Nam, cứ hơn 3 tháng là có một vụ lúa mới.

Từ Nam tới Bắc, xuyên suốt dãy đất hình chữ S, lúc nào trên đồng ruộng cũng có lúa cho nên Việt Nam không cần tồn trữ gạo nhờ vậy hạt gạo Việt Nam luôn tươi, mới và mang vị ngọt đậm đà ... trong khi đó các nước trồng lúa khác trên thế giới, họ luôn luôn tồn trữ gạo trong kho với thời gian ít nhất cũng phải vài ba năm. Với các lợi thế trên đã định vị hạt gạo Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Để có thể chuyển đổi thành công từ các giống lúa chất lượng trung bình, thấp sang có giống lúa chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long – khu vực chiếm đến 95% sản lượng gạo xuất khẩu, ngành nông nghiệp Việt Nam đã trải qua thời gian gần 10 năm kiên trì thuyết phục bà con nông dân.

Tuy nhiên, khi diện tích sản xuất lúa IR 50404 trong nước xuống ở mức thấp, để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với các loại gạo cấp trung bình và thấp buộc Việt Nam “mở cửa” thị trường để nhập khẩu các loại gạo trên từ Campuchia và Ấn Độ. Nhưng độ mở như thế nào là phù hợp và khi gạo giá rẻ từ Campuchia và Ấn Độ tràn vào nội địa thì nguy cơ nào đối với nông dân sản xuất ngành lúa gạo trong nước.

Thận trọng bẫy xuất khẩu gạo cấp trung bình và cấp thấp

Với việc lúa IR 50404 từ Campuchia đang ồ ạt vào Việt Nam với số lượng tăng lên qua từng năm, và có khoảng 1 triệu tấn gạo giá rẻ nhập khẩu từ Ấn Độ khiến chuyên gia ngành lúa gạo phải lên tiếng cần “cảnh giác với bẫy xuất khẩu gạo cấp trung bình và cấp thấp” của ngành lúa gạo Việt Nam.

Quảng cáo

Ngày 5/01/2023, tờ The Phnom Penh Post, đăng một báo cáo mới từ Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), năm 2022 Campuchia đã xuất khẩu 637.004 tấn gạo, tăng 3,23% so với cùng kỳ năm ngoái và trị giá 414,29 triệu USD, trong đó 45,34% được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông hoặc Ma Cao. Ngoài ra, có 3.477.886 tấn lúa trị giá 841,09 triệu USD đã được xuất khẩu riêng cho Việt Nam.

Cùng với đó mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo giá rẻ từ Ấn Độ nhưng năm 2022, do chính phủ nước này hạn chế xuất khẩu gạo bằng biện pháp tăng thuế nên theo số liệu sơ bộ nhập khẩu gạo Ấn Độ khoảng 520 ngàn tấn.

Ông Phạm Quang Diệu – Chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo Công ty Agromonitor đã lên tiếng cảnh báo về “Bẫy xuất khẩu gạo cấp trung bình và cấp thấp” đối với ngành lúa gạo Việt Nam.

Theo ông Phạm Quang Diệu, trước đây khi Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường tập trung, ví dụ như Philippines - NFA, Indonesia - Bulog, hay một phần Malaysia và Bangladesh, vì tất cả các hợp đồng tập trung chủ yếu là gạo cấp thấp trung bình như IR 50404 hay gạo 25% tấm hoặc 15% tấm, hoặc Indonesia hay là Malaysia nhập khẩu của gạo 5% tấm.

“Thời gian gần đây Philippines chuyển đổi sang cơ chế nhập khẩu gạo tư nhân và có nhu cầu nhập khẩu gạo phẩm cấp cao thì khi đó Việt Nam đã chuyển dịch sản xuất sang các loại gạo phẩm cấp cao như gạo thơm các loại như DT 8, OM 18, OM 5451…

Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 lúa IR 50404 chiếm diện tích khoảng 21%, nhưng hiện nay diện tích giống lúa IR 50404 chỉ chiếm 8%, trong khi trước đây con số này cao đến 30%, thậm chí có địa phương lên đến 40%.

Đây là một bước tiến quan trọng thành công của ngành sản xuất lúa gạo bằng vào lực kéo của thị trường, tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng trước đây chúng ta đã bị sập bẫy sản phẩm cấp thấp từ thị trường tập trung, và xuất khẩu tiểu ngạch đi Trung Quốc”, Chuyên gia phân tích thị trường lúa gạo Công ty Agromonitor nhận định.

Và theo ông Diệu, đây chính là một thách thức cho ngành lúa gạo Việt Nam và điều này đặt ra một câu hỏi cũng như những giải pháp căn cơ cho những nhà điều hành chính sách cũng như các địa phương sản xuất lúa gạo lớn. Bởi vì những kết quả mà ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam đang có được là những cái rất đáng quý, và phải làm sao để có thể duy trì và phát triển bền vững. Đó là một câu chuyện cần có suy tính và có giải pháp căn cơ dài hạn.

Theo số liệu từ Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn), cơ cấu giống lúa gieo sạ vụ Thu Đông 2022 ở Đồng bằng sông Cửu Long như sau:

Giống lúa thơm, đặc sản đạt 22 % tăng 2,1% so với năm 2021; giống lúa chất lượng cao đạt 53% tăng 2,8%, so với cùng kỳ; giống chất lượng trung bình đạt 16%, giảm 3% so với cùng kỳ; giống lúa nếp đạt 8%, giảm 0,8% so với cùng kỳ.

Cơ cấu giống lúa sản xuất từng mùa vụ đang có xu hướng chuyển dịch dần sang các giống lúa chất lượng cao. Chính sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất từ cấp thấp sang chất lượng cao, gạo thơm là yếu tố có đóng góp rất quan trọng trong kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2022.

Hơn 10 năm trước, nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long rất thích gieo sạ giống lúa IR 50404 nên chiếm gần 30% diện tích của khu vực, thậm chí có địa phương lên tới 40% diện tích, trong khi Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn khuyến cáo ở mức10% diện tích, vì giống lúa này cho gạo phẩm cấp thấp, khó cạnh tranh với gạo xuất khẩu cùng cấp của Ấn Độ.

Theo GS.TS Bùi Chí Bửu – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, sở dĩ giống lúa IR 50404 được nông dân chọn trồng nhiều trên diện rộng vì có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90-95 ngày; năng suất cao, dễ canh tác, nhẹ phân; khả năng quang hợp nhanh nên không bị lép; có thị trường cho nhà sản xuất bún, bánh tráng...

Nhưng nhược điểm của giống lúa này là gạo có hàm lượng amylose cao nên cứng cơm và độ bạc bụng lớn, không thích hợp với thị hiếu quốc tế; dễ bị gãy khi xay xát, làm tỷ lệ gạo nguyên thấp, nhất là canh tác trong vụ Hè Thu; và giá trị thương phẩm rất thấp.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết hết quý III, lượng hàng tồn kho bất động sản tăng mạnh so với quý trước. Dẫu vậy, giá bán vẫn tiếp tục neo cao ở phần lớn địa phương.

Cả nước tồn kho khoảng 17.105 BĐS chung cư, nhà ở riêng lẻ và đất nền Tồn kho đã cạn, nguồn cung vụ Thu Đông thấp, giá gạo thơm vụ Đông Xuân 2025 có giảm?

Dự án nhà ở gần 500 tỷ đồng ở Hải Dương về tay 2 doanh nghiệp “họ nhà” Licogi

Liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18) - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 18.1 (Licogi 18.1) vừa được UBND tỉnh Hải Dương chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại Khu đô thị mới Bắc cầu Hàn (giai đoạn 1).

Thu thuế từ nhà, đất ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023

TP.Hồ Chí Minh lập tổ công tác gỡ vướng cho các dự án chậm được cấp “sổ hồng”

Sau khi được thành lập, tổ công tác sẽ rà soát tổng thể và thống kê số liệu các khu nhà, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn TP đã được cấp phép đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận.

Thu thuế từ nhà, đất ở TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023

Hà Nội điều chỉnh diện tích loạt khu đô thị lớn ở Đông Anh

Ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định 5697/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đông Anh.

Huy động 30.575 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu trong tháng 10/2024 Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An

TP. Hồ Chí Minh chỉ cho phép xây chung cư mini ở những tuyến đường có chiều rộng tối thiểu 3,5m

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 101 quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini) của cá nhân trên địa bàn.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 20 thửa đất (LK01 và LK02) tại khu xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) chỉ thu hút hơn 100 nhà đầu tư tham gia nhưng giá chốt những lô đầu tiên vẫn cán mốc trên 100 triệu đồng/m2.

Đại biểu Quốc hội hiến kế loại bỏ người tham gia đấu giá đất để bán lại Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh trước áp lực chốt lời

Sở Xây dựng Hải Phòng làm rõ việc mua nhà ở xã hội phải trả tiền chênh

Phản ánh đến cơ quan chức năng, bà Nguyễn Huyền (TP. Hải Phòng) cho biết, hiện nay, người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại thành phố đều không thể mua được với giá trị thật như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải chi trả thêm một số tiền "chênh" 100-300 triệu đồng tùy vị trí.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Huyện ven Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng gần 6.500m2 đất ở

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất tại xã Phú Túc cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.

Kỳ vọng đất đai tiếp tục tăng giá, nhiều người sẵn sàng trả giá cao trong các cuộc đấu giá đất Vì sao đất đấu giá ở Hà Nội tiếp tục lập đỉnh mới?

Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Từ đầu năm đến nay, loại hình biệt thự/nhà liền kề liên tiếp có những đợt sóng tăng giá và đỉnh điểm tháng 10/2024, mức giá ở loại hình này lại tăng “nóng”.

Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô Cả quý III, TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận 60 giao dịch biệt thự thành công