Vì sao vụ hỏa hoạn tại một nhà máy khí đốt của Mỹ gây sốc toàn cầu?

Khí đốt là hàng hóa hiện đang được quan tâm nhiều nhất thế giới. Giá khí đốt cao đẩy cao lạm phát toàn cầu, nó gây ra nhiều cú sốc giá cả vô cùng sốc tính theo bất kỳ tiêu chuẩn nào.
Vì sao vụ hỏa hoạn tại một nhà máy khí đốt của Mỹ gây sốc toàn cầu?

Một buổi sáng đầu tháng 6/2022, hỏa hoạn xảy ra tại một nhà máy chuyên sản xuất khí đốt ở bang Texas. Vụ hỏa hoạn được giải quyết chỉ trong vòng 40 phút, không có ai bị thương.

Giới báo chí địa phương lại có dịp để đưa tin, tuy nhiên, chỉ khoảng hơn 3 tuần sau, những cơn sóng tài chính và chính trị gây ra nhiều cú sốc khắp châu Âu, châu Á và nhiều nơi khác.

Theo Bloomberg, sở dĩ có điều này là bởi khí đốt là hàng hóa hiện đang được quan tâm nhiều nhất thế giới. Giá khí đốt cao đẩy cao lạm phát toàn cầu, nó gây ra nhiều cú sốc giá cả vô cùng sốc thậm chí kể cả nếu tính theo tiêu chuẩn của các thị trường hiện nay. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá khí đốt đã tăng đến 700% và vì vậy đẩy châu lục này đến bên bờ vực suy thoái kinh tế.

Khí đốt cũng nằm ở tâm điểm của kỷ nguyên đối đầu giữa các cường quốc lớn của thế giới, các cuộc tranh luận giờ đã nóng đến nỗi ở khắp các nước phương Tây, các cuộc tranh luận về việc ứng phó với biến đổi khí hậu đang nóng trở lại.

Giờ đây, khí đốt đang cùng với dầu trở thành loại nhiên liệu định hình nên tình hình địa chính trị. Và hiện tại thế giới đang thực sự không có đủ khí đốt.

Căng thẳng tại Nga – Ukraine đã đẩy cuộc khủng hoảng khí đốt lên mức độ căng thẳng mới, một nguồn cung quan trọng bị thiếu hụt khỏi thị trường. Nga hiện tại đang giảm bớt hoạt động vận chuyển khí đốt sang châu Âu, và châu Âu cũng nói muốn ngừng mua khí đốt từ Nga. Những nỗ lực bù đắp cho lượng cung thiếu hụt từ Nga đang được đẩy nhanh hơn, chính phủ các nước chạy đua đảm bảo nguồn cung khí đốt trước khi bắc bán cầu bước vào mùa đông lạnh giá.

Phía Đức khẳng định rằng tình trạng thiếu hụt khí đốt có thể tạo ra một vụ sụp đổ kiểu như Lehman Brothers trước đây khi mà cường quốc kinh tế châu Âu đương đầu với khả năng hàng chục triệu doanh nghiệp cũng như hàng trăm triệu dân không còn nhiên liệu.

Hệ thống đường ống Nord Stream đưa khí đốt Nga sang Đức dự kiến sẽ đóng cửa vào ngày 11/7/2022 để bảo trì, nhưng cũng có khả năng Nga sẽ không mở cửa nó trở lại. Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 đang tìm cách để ngăn chặn nguồn tiền Nga có thể có được từ bán khí đốt. Còn nhiều nước nghèo khác xây dựng hệ thống năng lượng dựa trên khí đốt giá rẻ giờ đây đang chật vật duy trì nó.

Giám đốc điều hành quỹ ClearView Energy Partners LLC, ông Kevin Book, nhận xét: “Cuộc khủng hoảng thập niên 1970 hiện giờ đang trở lại với khí đốt. Thế giới giờ đây đang nghĩ đến khí đốt như người ta từng nghĩ về dầu, vai trò quan trọng của khí đốt trong các nền kinh tế hiện đại và nhu cầu có nguồn cung năng lượng an toàn và đa dạng đã trở nên hết sức rõ ràng”.

Khí đốt từng là một loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường khu vực vốn có nhiều phân khúc. Giờ đây dù rằng toàn cầu hóa dường như đã thuyên giảm tại phần lớn các khu vực trên thế giới, hoạt động giao dịch khí đốt đang hướng theo chiều ngược lại.

Nhiều nước đã tìm đến khí đốt trong nỗ lực dịch chuyển sang năng lượng sạch bởi họ cố gắng loại bỏ các loại nhiên liệu bẩn hơn như than đá và trong nhiều trường hợp cả năng lượng hạt nhân. Những nước sản xuất khí đốt lớn của thế giới ví như Mỹ cho đến nay đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất khí đốt nhằm cạnh tranh với Qatar

Trong năm ngoái, 44 nước nhập khẩu khí đốt, tỷ lệ cao gấp đôi so với một thập kỷ trước. Tuy nhiên khí đốt khó vận chuyển hơn so với dầu rất nhiều.

Thực tế này lý giải cho việc tại sao một vụ nổ tại nhà máy vốn không được coi như có gì đặc biệt và đây cũng không phải khu vực hoặc nhà máy sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến như vậy.

Trong tuần xảy ra vụ nổ, giá khí đốt tại châu Âu và châu Á đã tăng vọt hơn 60%, cùng lúc đó, phía Nga cắt giảm sản lượng. Tại Mỹ, ngược lại, giá khí đốt giảm đến 40%, nguyên nhân chính là bởi tình trạng mất điện tại nhà máy này cũng đồng nghĩa sẽ có thêm khí đốt cho tiêu dùng nội địa.

Khí đốt tại Mỹ hiện vẫn rẻ hơn, thế nhưng ngay cả tại đây, giá khí đốt tương lai đã tăng hơn gấp đôi trước vụ đóng cửa của nhà máy Khi mà hàng loạt đồng minh chính trị, từ Đức cho đến Ukraine đang tuyệt vọng muốn mua khí đốt của Mỹ, các nhà sản xuất Mỹ cảnh báo rằng việc bán nhiều khí đốt ra thị trường nước ngoài sẽ đồng nghĩa với chi phí tăng cao tại nội địa.

Phản ứng của thị trường với vụ hỏa hoạn tại Freeport cho thấy mối liên hệ giữa xuất khẩu khí đốt cũng như tác động lạm phát lên giá của nhiều loại khí đốt cũng như điện, chủ tịch Hiệp hội người tiêu dùng năng lượng công nghiệp Mỹ - ông Paul Cicio phân tích.

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE