Đồng yên liên tục chạm đáy, vì sao Nhật Bản vẫn chưa can thiệp?

Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa phát tín hiệu can thiệp vào đồng yên dù đồng tiền nước này liên tục giảm xuống mức thấp lịch sử.

Đồng yên liên tục chạm đáy, vì sao Nhật Bản vẫn chưa can thiệp?

Đồng yên liên tục giảm xuống mức thấp lịch sử mới so với đồng đô la Mỹ, làm dấy lên nhiều đồn đoán rằng các cơ quan tài chính Nhật Bản có thể can thiệp vào thị trường tiền tệ bất cứ lúc nào.

Trong tháng qua, các quan chức tài chính hàng đầu đã phát đi cảnh báo và ám chỉ rằng họ sẽ sẵn sàng vào cuộc. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu can thiệp nào, mặc dù đồng yên đã vượt xa mức mà chính phủ Nhật Bản đã can thiệp vào tháng 10/2022.

Điều này đặt ra câu hỏi tại sao chính quyền Nhật Bản vẫn chưa có động thái nào?

Soichiro Tateishi, chuyên gia kinh tế tại Viện nghiên cứu Nhật Bản, cho biết: “Chính phủ có vẻ như vẫn do dự can thiệp vì đồng yên đang suy yếu do một số yếu tố cơ bản, bao gồm lãi suất tăng ở Mỹ”.

“Ví dụ, nếu các cơ quan tài chính can thiệp đột ngột, vào thời điểm này, đồng yên có thể sẽ tăng lên mức 140 yên/USD, nhưng chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ khiến đồng yên quay trở lại mức hiện tại”. Hôm thứ Tư, đồng tiền Nhật Bản chạm đáy, ở mức 154 yên/USD, trong 34 năm.

Quảng cáo

Takahide Kiuchi, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Nomura, cho rằng có thể chính phủ không muốn gieo mầm mống rắc rối trước cuộc họp kéo dài hai ngày của các bộ trưởng tài chính Nhóm 20 và thống đốc ngân hàng trung ương ở Washington.

“Nếu Nhật Bản can thiệp vào thị trường ngoại hối trước G20 hoặc G7, nước này có thể bị Mỹ hoặc các nền kinh tế tiên tiến khác chỉ trích là ‘thao túng tiền tệ’ tại các cuộc họp. Nhật Bản muốn tránh tình trạng như vậy”, Kiuchi viết.

Trong khi một số người tham gia thị trường nói rằng Nhật Bản có thể can thiệp khi đồng tiền Nhật giảm quá mức 155 yên/USD, Tateishi lại cho rằng chính phủ có thể không đặt ra một mức trần nào vì họ không muốn các nhà giao dịch nghĩ rằng chính phủ có một ranh giới cố định. Các quan chức tài chính nhấn mạnh rằng họ chú ý nhiều hơn đến tốc độ biến động của đồng tiền hơn là mức giá trị của nó.

Khi đồng tiền Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm, những người tham gia thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc họp chính sách tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) – dự kiến diễn ra vào tuần tới, để xem liệu cơ quan có đưa ra tín hiệu gì về việc tăng lãi suất hay không.

Tháng trước, BOJ đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm, nhưng vẫn không thể xoay chuyển được đồng yên yếu. Ngân hàng trung ương cho biết họ sẽ duy trì lập trường ôn hòa trong thời điểm hiện tại và chưa có kế hoạch tăng lãi suất lần kế tiếp trong tương lai gần.

Thống đốc BOJ Kazuo Ueda cho biết BOJ sẽ không thay đổi chính sách của mình để tác động trực tiếp đến biến động tiền tệ. Nhưng nếu chi phí nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng đến xu hướng giá cả của Nhật Bản, ngân hàng sẽ xem xét thực hiện một số bước.

Theo Japan Times

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Sự sụt giảm "tàn khốc" của đồng yen

Theo báo Die Welt của Đức, Nhật Bản được coi là thị trường chứng khoán yêu thích trong năm 2024. Nhưng sau khởi đầu thuận lợi, việc đồng yen giảm giá mạnh có thể cản trở kế hoạch của các nhà đầu tư.

The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử? Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

So găng tăng trưởng GDP dự kiến giữa G7 và BRICS: Quy mô kinh tế của BRICS có thể vượt G7 trong 2 thập kỷ Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Bật mí 'bí mật' của người giàu Khan hiếm dự án bất động sản phục vụ giới siêu giàu Việt Nam Nga tăng thuế thu nhập đối với người giàu

Nguy cơ khủng hoảng tiêu dùng tại nước Mỹ

Tại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng đóng góp khoảng 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ trước đến nay, dường như không có điều gì có thể ngăn cản được người tiêu dùng Mỹ.