OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC và các đối tác do Nga dẫn đầu lần đầu công bố cắt giảm thêm sản lượng dầu vào năm ngoái, thị trường đã phớt lờ điều đó. Giá dầu giảm, dự báo về nhu cầu dầu đã đạt đỉnh xuất hiện tràn lan trên các mặt báo.

Tuy nhiên, OPEC+ vẫn kiên trì với chiến lược của mình. Trước chiến lược này, một số nhà phân tích còn cho rằng liên minh này có thể phải cắt giảm sản lượng vĩnh viễn nếu không muốn thấy giá dầu giảm mạnh bất cứ khi nào họ tăng sản lượng trở lại. Tuy nhiên, những tín hiệu mới đây có vẻ đang ủng hộ OPEC+.

Giá dầu thô Brent đóng cửa ở mức trên 87 USD/thùng vào phiên giao dịch ngày 1/4 và có thể còn tăng cao hơn nữa nếu phân tích từ một số ngân hàng là đúng.

brent-1488.jpg
Giá dầu Brent trong 1 năm qua. Nguồn: Trading Economics.
Quảng cáo

Nguồn cung thắt chặt có vẻ đang ảnh hưởng đến thị trường. Giá dầu đã lập tức phản ánh điều đó khi có báo cáo về lượng tồn kho dầu toàn cầu giảm. McKinsey báo cáo vào tháng 2 rằng tồn kho dầu toàn cầu đã giảm 32 triệu thùng, đặc biệt ở các nước OECD.

Refinitiv cũng báo cáo tình trạng tồn kho thắt chặt vào cuối tháng 2 trong khi Reuters trích dẫn báo cáo của JP Morgan, cảnh báo tồn kho dầu toàn cầu ở mức thấp nhất trong 7 năm.

“Thị trường đã tìm được chỗ đứng vững chắc hơn với giá dầu Brent giao dịch ở mức trên 80 USD/thùng trong thời gian tương đối dài, được hỗ trợ bởi nhu cầu cao hơn mong đợi và hàng triệu thùng dầu tồn kho trên biển lâu hơn do nhiều tàu chở dầu phải chuyển hướng di chuyển”, Saxo – Giám đốc hàng hóa của ngân hàng Ole Hansen bình luận.

Chính kỳ vọng về nhu cầu yếu đã giữ giá dầu ở mức thấp trong nhiều tháng, ngay cả khi OPEC cắt giảm sản lượng hơn 2 triệu thùng/ngày và có dự báo về sản lượng của Mỹ sẽ giảm.

Giờ đây, khi những dữ liệu mới xuất hiện, giá dầu đang tăng. Theo Bloomberg, giá dầu Brent đã tăng 11% kể từ đầu năm. “Thị trường toàn cầu đã hoặc đang trên đà thâm hụt”, Michael Hssueh của Deutsche Bank nói.

Standard Chartered thực tế đã cảnh báo về thâm hụt vào giữa năm 2023 nhưng vào thời điểm đó, không ai lắng nghe. Giờ đây, các cảnh báo đang xuất hiện ồ ạt, gồm cả cảnh báo từ Cơ quan Năng lượng quốc tế mà chỉ 3 tháng trước, họ dự báo nguồn cung thoải mái trên thị trường dầu mỏ toàn cầu do nhu cầu yếu.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ đại dịch

Chứng khoán Nhật Bản dẫn đầu đà giảm tại châu Á trong phiên 2/8, do đồng yen mạnh hơn và kỳ vọng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong giai đoạn tới

Thị trường dầu “thờ ơ” với những lo ngại về xung đột ở Trung Đông Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?

Lần đầu tiên xuất khẩu nông, thủy sản của Nhật Bản giảm sau 4 năm

Ngày 2/8, Nhật Bản công bố giá trị xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của nước này nửa đầu năm 2024 giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 701,3 tỷ yen (4,7 tỷ USD).

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ

Nhật Bản tăng lãi suất tác động hạn chế tới các doanh nghiệp

Các công ty Nhật Bản dự kiến chịu tác động tương đối hạn chế đến chi phí huy động vốn khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) thể hiện lập trường “diều hâu” hơn về chính sách tiền tệ trong tuần này.

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ