Tỷ trọng thanh toán toàn cầu của đồng Nhân dân tệ tiếp tục tăng

Kể từ khi triển khai thanh toán bằng đồng NDT trong thương mại xuyên biên giới vào năm 2009, quá trình quốc tế hóa đồng NDT đã phát triển trong hơn 10 năm và có sức sống mãnh liệt.

100216-argentina-thanh-toan-khoan-no-den-han-cho-imf-bang-dong-nhan-dan-te.jpg
Đồng 100 nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo báo cáo hàng tháng mới nhất do Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) vừa công bố cho thấy, tháng 6/2024, trong bảng xếp hạng các loại tiền thanh toán toàn cầu dựa trên số liệu thống kê về số lượng, đồng Nhân dân tệ (NDT) chiếm 4,61%, tăng 0,14 điểm phần trăm so với tháng 5, đánh dấu tháng thứ tám liên tiếp đồng NDT đứng thứ tư trên thế giới về mặt tiền tệ thanh toán. So với tháng 11/2022 (chiếm 2,37%), tỷ trọng thanh toán toàn cầu của đồng NDT trong tháng 6 năm nay đã tăng gần gấp đôi.

Kể từ khi triển khai thanh toán bằng đồng NDT trong thương mại xuyên biên giới vào năm 2009, quá trình quốc tế hóa đồng NDT đã phát triển trong hơn 10 năm và có sức sống mãnh liệt. Hiện nay, gần một nửa tổng giao dịch xuyên biên giới do các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cá nhân ở Trung Quốc thực hiện được thanh toán bằng đồng NDT.

Tháng 5/2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tiếp tục nâng tỷ trọng của NDT trong Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) từ 10,92% được xác định vào năm 2016 lên 12,28%, phản ánh sự ghi nhận cao của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của cải cách đồng NDT theo định hướng thị trường.

Quảng cáo

Đề cập đến nguyên nhân khiến quá trình quốc tế hóa đồng NDT tăng tốc, ông Quản Đào (Guan Tao) - nhà kinh tế trưởng toàn cầu của BOC International(China)Ltd., cho rằng trước hết là do Trung Quốc có khối lượng thương mại và đầu tư khổng lồ; là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai thế giới; là nước sử dụng vốn nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài lớn. Chính sự kết nối chặt chẽ với nền kinh tế thế giới đã hỗ trợ rất nhiều cho việc lưu thông và sử dụng NDT ở nước ngoài. Thứ hai, Trung Quốc tuân thủ các chính sách kinh tế vĩ mô có trách nhiệm để đảm bảo uy tín của đồng NDT. Thứ ba, Trung Quốc đã đẩy nhanh việc mở cửa thị trường tài chính hai chiều và quá trình quốc tế hóa tài khoản vốn bằng đồng NDT tiếp tục được cải thiện, điều này có lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường phân bổ tài sản tài chính bằng đồng NDT.

Từ đầu năm đến nay, nhu cầu huy động vốn thương mại đồng NDT đến từ thị trường nước ngoài tăng lên, trở thành động lực mới thúc đẩy vững chắc tiến trình quốc tế hóa đồng NDT.

Theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ đồng NDT trong thanh toán toàn cầu SWIFT đã phục hồi đáng kể trong tháng 6 năm nay, điều này cũng liên quan đến những biến động trong môi trường thanh toán toàn cầu trong tháng đó. Trong tháng 6/2024, số tiền thanh toán toàn cầu bằng tất cả các loại tiền tệ đã giảm 3,23% so với tháng 5, nhưng số tiền thanh toán bằng đồng NDT chỉ giảm 0,22% so với tháng trước, dẫn đến tỷ trọng thanh toán toàn cầu bằng NDT tăng tương ứng.

Một số nhà phân tích cho rằng, do tác động của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ duy trì lãi suất cao hơn, ngày càng nhiều công ty đa quốc gia và các công ty ở các nước thị trường mới nổi đang nỗ lực thử nghiệm sử dụng NDT làm tiền tệ giao dịch thương mại. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái của NDT biến động tương đối ổn định và lãi suất tài chính thấp hơn đáng kể so với đồng USD.

Bà Triệu Tuyết Tình (Zhao Xuequing), nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Ngân hàng Trung Quốc, cho biết trong giai đoạn tới, cần tiếp tục thúc đẩy ổn định và vững chắc quá trình quốc tế hóa đồng NDT; cải thiện hơn nữa hệ thống chính sách cho việc sử dụng đồng NDT xuyên biên giới; nâng cao hơn nữa mức độ mở và tiếp cận thị trường tài chính, đồng thời tăng tính thanh khoản của tài sản tài chính bằng đồng NDT; cải thiện cơ chế cung cấp thanh khoản ra nước ngoài, tăng cường hợp tác tiền tệ, đóng vai trò tích cực của đồng NDT trong thanh toán song phương bằng nội tệ và hoán đổi tiền tệ, nắm bắt các cơ hội chuyển đổi năng lượng và cải cách thanh toán.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu