Lý do Trung Quốc có thể hạ lãi suất đồng nhân dân tệ trước tháng 10

Số liệu tín dụng vào tháng 7/2023 cho thấy những khó khăn trên thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp diễn, ngoài ra tình hình địa chính trị xấu đi cũng khiến cho bất ổn tăng lên, chuyên gia nhận định.

Kinh tế Trung Quốc hiện đang đương đầu với nhiều thách thức.

Theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải, số liệu tín dụng của tháng 7/2023 cho thấy nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc sụt giảm.

Những vấn đề trên thị trường bất động sản, đặc biệt vụ việc công ty bất động sản Country Garden phá sản trong thời gian gần đây không khỏi ảnh hưởng đến tâm lý nói chung. Niềm tin người tiêu dùng thấp.

“Số liệu tín dụng vào tháng 7/2023 cho thấy những khó khăn trên thị trường bất động sản Trung Quốc tiếp diễn, ngoài ra tình hình địa chính trị xấu đi cũng khiến cho bất ổn tăng lên”, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách Trung Quốc – ông Lu Ting và nhóm các nghiên cứu viên tại tổ chức nghiên cứu Nomura Holdings nhấn mạnh trong báo cáo công bố mới đây.

“Tại Nhật trong thập niên 1990, doanh nghiệp trả nợ để làm tăng khả năng tồn tại của họ, tuy nhiên ngày nay ở Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình đang giảm vay nợ do thiếu niềm tin”, báo cáo của ông Lu Ting khẳng định.

Nhóm nghiên cứu dự báo về khả năng Trung Quốc sẽ có thể hạ lãi suất cơ bản đồng nhân dân tệ trước thời điểm cuối tháng 9/2023, nếu không có các đợt điều chỉnh lãi suất như vậy, hoàn toàn có rủi ro Trung Quốc có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 5% trong năm nay.

Vào ngày thứ Ba, Trung Quốc dự kiến công bố số liệu kinh tế tháng 7/2023 cho thấy không có nhiều sự thay đổi so với tháng 6/2023 nhìn từ tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định, theo khảo sát mới nhất của Reuters.

Quảng cáo

Doanh số bán lẻ tháng 7/2023 dự kiến tăng 4,7%, cao hơn một chút so với tháng 6/2023.

Lĩnh vực bất động sản, nơi mà nhiều hộ gia đình Trung Quốc tích trữ tài sản, hiện đang khiến nhiều người lo lắng về khả năng sự suy giảm của nó sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.

Vào cuối tuần qua, doanh nghiệp bất động sản Country Garden công bố đã tạm thời ngưng giao dịch với khoảng 10 lô trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ trên thị trường Trung Quốc nội địa.

Trong tuần liền trước, công ty đã không thanh toán được tiền lãi của hai khoản trái phiếu được định giá bằng đồng USD, theo thống kê của Reuters.

Các doanh nghiệp nhà nước có nhiều thuận lợi hơn doanh nghiệp tư nhân trong việc có được các khoản tín dụng tại Trung Quốc nơi mà các ngân hàng nhà nước chiếm đa số. Các doanh nghiệp bất động sản nhà nước Trung Quốc cũng kinh doanh nhà tốt hơn so với nhóm doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, theo phân tích dựa trên các dữ liệu lịch sử tại Trung Quốc, lĩnh vực bất động sản Trung Quốc cần phải suy giảm thêm đến khoảng 10% nữa mới có thể rơi xuống ngưỡng suy giảm tệ hại như Nhật hoặc Hàn Quốc từng trải qua trước đây, theo giám đốc quản lý đầu tư tại quỹ Brandes Investment Partners – ông Louis Lau phân tích.

Tuy nhiên ông Lau cũng nhấn mạnh đến việc bất động sản đóng góp khoảng 30% GDP tại Trung Quốc còn tại Hàn Quốc và Nhật, tỷ lệ này ở ngưỡng khoảng 20%.

Năm 2020, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch siết chặt kiểm soát vấn đề nợ nần của các doanh nghiệp bất động sản. Nhiều tháng gần đây, giới chức đã nới lỏng quan điểm quản lý của họ, tuy nhiên họ không đưa ra gói kích cầu quy mô lớn.

“Khi mà chính phủ càng cố hỗ trợ cho thị trường bất động sản, sẽ càng khó để ngành này lập đáy”, ông Lau nói.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.

Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ "Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia

Thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm chiều 16/4 sau khi Nvidia thông báo các quy định cấp phép mới của Mỹ đối với xuất khẩu chip của hãng sang Trung Quốc, làm giảm niềm tin các nhà đầu tư.

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ