Tỷ phú Thái Lan quyết tâm theo đuổi Vinamilk sau thương vụ chi 5 tỷ USD thâu tóm Sabeco

Kể từ khi bắt đầu gián tiếp nắm cổ phần tại Vinamilk năm 2013 đến nay, tỷ phú Thái Lan đã bỏ túi gần 15.000 tỷ đồng cổ tức.

F&N Diary Investments Pte.Ltd - tổ chức có bóng dáng của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan) vừa đăng ký mua vào gần 20,9 triệu cổ phiếu Vinamilk (VNM) nhằm mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 17/1 đến 14/2 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Số tiền dự chi ước tính có thể lên đến 1.300 tỷ đồng.

F&N Diary Investments tiếp tục muốn gom VNM sau khi không mua được cổ phiếu nào trong đợt đăng ký mua cuối năm ngoái vì điều kiện thị trường không phù hợp. Thực tế, điệp khúc đăng ký mua – không mua – tiếp tục đăng ký mua của tổ chức ngoại này với cổ phiếu VNM đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong những năm qua.

Dù chưa thể gom thành công nhưng động thái trên phần nào cho thấy quyết tâm theo đuổi việc nâng sở hữu tại Vinamilk của tỷ phú Thái Lan. Bóng dáng của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi bắt đầu xuất hiện tại Vinamilk sau khi TCC Holding mua lại Fraser & Neave (pháp nhân Singapore) năm 2013 với giá 11,2 tỷ USD. Thời điểm đó, F&N Dairy Investment - công ty con của Fraser & Neave là đã là cổ đông lớn của Vinamilk.

Các thành viên thuộc Fraser & Neave đã đầu tư vào Vinamilk từ rất lâu nhưng chỉ thực sự được chú ý từ năm 2017 sau thương vụ thoái vốn của SCIC. Sau nhiều lần tăng sở hữu, nhóm cổ đông này hiện nắm giữ tổng cộng hơn 20% vốn tại Vinamilk, chỉ sau cổ đông Nhà nước (36%). Ước tính, lượng cổ phần Vinamilk trong tay người Thái hiện vào khoảng 1 tỷ USD.

Quảng cáo

Có thể thấy, Vinamilk là mục tiêu lớn nhất mà tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi nhắm đến tại Việt Nam sau thương vụ thâu tóm Sabeco “đình đám” một thời. Cuối năm 2017, Vietnam Beverage (thuộc Thaibev của tỷ phú Thái Lan) đã chi đến gần 5 tỷ USD để mua trọn lô 343,66 triệu cổ phiếu SAB qua đó chính thức nắm quyền chi phối hãng bia lớn nhất Việt Nam.

Dù đang tạm lỗ khoảng 3,5 tỷ USD cho khoản đầu tư này nhưng tỷ phú Thái Lan vẫn luôn thể hiện tầm nhìn dài hạn, cùng tham vọng chiếm lĩnh thị trường bia Việt Nam qua đó tạo bàn đạp hướng đến khu vực Đông Nam Á. Vì thế, việc khoản lỗ không phải là vấn đề quá lớn đối với Thaibev. Bù lại, mỗi năm Sabeco đều trả cổ tức “tiền tươi” hàng nghìn tỷ đồng và phần lớn đều chảy về túi “đại gia” Thái Lan. Sau hơn 8 năm thâu tóm, Thaibev thu về hơn 12.000 tỷ đồng cổ tức từ Sabeco.

Tương tự với trường hợp của Vinamilk, dù không chi phối nhưng nhóm F&N vẫn ăn đậm cổ tức từ Vinamilk do doanh nghiệp đầu ngành sữa vẫn đều đặn chi trả cổ tức cao khoảng 40-60% hàng năm. Kể từ khi bắt đầu gián tiếp nắm cổ phần tại Vinamilk năm 2013 đến nay, tỷ phú Thái Lan đã bỏ túi gần 15.000 tỷ đồng cổ tức.

Nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất đầu ngành của Việt Nam có khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận khá ổn định mỗi năm dù có giai đoạn gặp khó về tăng trưởng. Bên cạnh đó, truyền thống chi trả cổ tức cao, đều đặn hàng năm là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó các tỷ phú Thái Lan cũng không ngoại lệ.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Chủ tịch Thuduc House từ nhiệm, hội đồng quản trị không còn thành viên

Sau khi bán phần lớn cổ phần, ông Nguyễn Quang Nghĩa đã xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị của Thuduc House. Như vậy, hiện hội đồng quản trị của Thuduc House không còn thành viên nào.

Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo Sau thay Tổng Giám đốc, Chủ tịch Thuduc House đăng ký bán gần hết cổ phiếu sở hữu

Lợi nhuận hai “ông lớn” bán lẻ xăng dầu Petrolimex và PV OIL cùng “đi lùi”

Năm 2024 dù doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Petrolimex đều sụt giảm so với năm 2023 nhưng vẫn vượt kế hoạch, trong khi PV OIL không chỉ giảm lãi mà còn phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh dù đã kết thúc năm.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử Giá xăng dầu cùng giảm, RON 95 về sát 20.500 đồng/lít

Vietjet nằm trong nhóm các hãng bay an toàn nhất toàn cầu 2025

Vietjet tiếp tục được AirlineRatings, đơn vị uy tín chuyên đánh giá dịch vụ và an toàn hàng không quốc tế, xếp hạng trong nhóm các hãng hàng không an toàn nhất thế giới năm 2025.

Vietjet, Nam Kim cùng loạt ông lớn 'vượt ngàn chông gai' quay lại với VNR500, Đèo Cả, Masterise lần đầu góp mặt Chào năm mới 2025, du xuân may mắn cùng Vietjet với vé bay giảm 100%

Habeco đề xuất trả cổ tức 11,5% bằng tiền, bổ nhiệm Thành viên HĐQT độc lập

Habeco dự kiến chi trả cổ tức tỷ lệ 11,5% bằng tiền, tương đương 267 tỷ đồng, đồng thời tái bổ nhiệm bà Quản Lê Hà làm Thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2025-2030.

Lợi nhuận 2023 vượt kế hoạch trong bối cảnh khó khăn, Habeco đặt mục tiêu lãi gần 250 tỷ năm 2024 Sau 9 tháng, Habeco vượt 43% mục tiêu lợi nhuận cả năm

Dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ xuất khẩu điện về Việt Nam từ cuối năm 2025

Sau khi đi vào khai thác, vận hành, điện từ dự án điện gió Savan 1 – dự án điện gió đầu tiên của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu bán về Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác bền chặt gi

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines Lấn sân sang hàng không, hệ sinh thái T&T Group sẽ mở đến đâu?

Cổ phiếu dược dậy sóng với “game” M&A

Sự xuất hiện của cổ đông chiến lược nước ngoài với tiềm lực tài chính và sức mạnh công nghệ đã giúp các doanh nghiệp dược Việt Nam gia tăng đáng kể lợi thế canh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đầu tư công “gánh vác” kỳ vọng tăng trưởng GDP: Doanh nghiệp nào khả năng hưởng lợi? Giảm số doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD

Doanh nghiệp nào có thể giữ “ngôi vương” tăng trưởng lợi nhuận?

Dabaco được dự báo tăng trưởng lợi nhuận lên đến 3.557%, gấp 36 lần trong quý IV/2024, Thế Giới Di Động được dự báo tăng trưởng 1.566%; VSC và HAH ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 223% và 247%.

Lợi nhuận ngân hàng Vietcombank lập mức cao kỷ lục mới MB ước lợi nhuận riêng lẻ hơn 27 nghìn tỷ đồng, nợ của hai khách hàng lớn vẫn ở nhóm 1