Từng là biểu tượng của ngành nhựa Việt Nam, Rạng Đông thông báo đã dừng hoạt động toàn hệ thống, nhân sự nghỉ việc gần hết bao gồm Chủ tịch

Trên thị trường, cổ phiếu RDP chỉ còn 1.300 đồng/cp.

CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) vừa giải trình với Sở GDCK Tp.HCM về việc chậm nộp BCTC quý 4/2024 cũng như báo cáo quản trị (BCQT) năm 2024. Theo Công ty, từ nửa cuối năm 2024 đến nay, tình hình tài chính của Công ty gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc bị nhảy nhóm nợ xấu trên hệ thống tín dụng quốc gia.

Kéo theo đó là sự khó khăn trong hoạt động của các Công ty con/Công ty thành viên. Hiện, các Công ty con/Công ty thành viên và Công ty mẹ (RDP) đều đã tạm dừng hoạt động, nhân sự đa số đã nghỉ việc dẫn đến không cung cấp được số liệu để tổng hợp và lập BCTC, BCQT đúng thời hạn theo quy định.

Ngoài ra, Công ty Kiểm toán đã ký hợp đồng thực hiện kiểm toán BCTC năm 2024 (là Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt) đã chính thức thông báo thanh lý hợp đồng dịch vụ kiểm toán và không thực hiện tiếp tục kiểm toán BCTC của Công ty.

Ngày 24/2/2025, Công ty đã nhận được Đơn từ nhiệm của tất cả 5 Thành viên HĐQT. Kế toán trưởng mới tiếp nhận từ tháng 12/2024 cũng đang gặp khó khăn trong việc theo dõi, tổng hợp số liệu tài chính Công ty.

Trong 5 Thành viên HĐQT đồng loạt nộp đơn từ nhiệm, bao gồm cả Chủ tịch là ông Hồ Đức Lam. Ông Hồ Đức Lam là người em ruột của cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (Bà Thoa bị khởi tố, truy nã từ tháng 7/2020 để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí").

Ảnh: Ông Hồ Đức Lam.

Ông Lam được biết đã làm việc tại RDP từ những năm đầu tiên của 2000 và kênh qua nhiều vị trí như Trưởng phòng Kỹ thuật CTCP Nhựa Rạng Đông, Tổng Giám đốc Nhựa Rạng Đông. Hiện tại, ông Lam đang làm Chủ tịch HĐQT tại các công ty con như CTCP Nhựa Rạng Đông Long An, CTCP Rạng Đông Films, CTCP Rạng Đông Healthcare….

Trước khi từ nhiệm, theo báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2024, ông Hồ Đức Lam đang là cổ đông lớn nhất Rạng Đông với tỷ lệ sở hữu 15,87% vốn. Các thành viên HĐQT khác chỉ nắm giữ lượng cổ phần rất nhỏ hoặc không nắm giữ cổ phần nào.

Rạng Đông được thành lập từ những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ 20, cổ phần hoá năm 2005 với tên gọi Nhựa Rạng Đông, từng là một trong những biểu tượng của ngành nhựa.

Quảng cáo

Về kinh doanh, giai đoạn trước năm 2023 (ngoại trừ năm 2017) doanh nghiệp liên tục duy trì trạng thái làm ăn có lãi. Năm 2019, thời điểm chuyển sang mô hình holding và đầu tư thêm bất động sản, khu công nghiệp, Công ty thậm chí còn lập đỉnh lợi nhuận.

Cho đến năm 2023, Công ty bị xử thua trong vụ kiện cáo với Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản) khiến hoạt động kinh doanh bắt đầu lao dốc.

Chi tiết thương vụ với đối tác ngoại, năm 2016, RDP ký kết hợp tác thương mại toàn diện với Sojitz. Tập đoàn Nhật Bản cam kết cung cấp nguyên liệu, chuyển giao công nghệ, hệ thống quản lý và phát triển sản phẩm mới theo tiêu chuẩn Nhật Bản. 1 năm sau, hai bên tiếp tục ký kết thỏa thuận cổ đông chiến lược, cho phép Sojitz mua 5 triệu cổ phần RDP với giá hơn 174 tỷ đồng.

Sojitz cho rằng RDP đã vi phạm một số nghĩa vụ liên quan đến điều kiện sau chuyển nhượng cổ phần. Do đó, Sojitz thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu hoàn trả 90% giá trị giao dịch, tương đương gần 157 tỷ đồng.

Cuối năm 2023, RDP bị tuyên thua kiện, buộc phải hoàn trả Sojitz gần 157 tỷ đồng, kèm theo lãi suất 10%/năm và các chi phí pháp lý liên quan. Phán quyết này đã tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của Công ty.

Theo BCTC gần nhất, 6 tháng đầu năm 2024, Rạng Đông ghi nhận 753 tỷ đồng doanh thu, giảm 45% so với cùng kỳ. Trừ đi các chi phí, Công ty lỗ sau thuế gần 65 tỷ đồng, nâng tổng mức lỗ luỹ kế tính đến hết tháng 6/2024 là 266 tỷ.

Rạng Đông còn ngập trong nợ vay. Tại thời điểm cuối quý 2/2024, khoản nợ phải trả Công ty hơn 1.700 tỷ đồng, gấp 6 lần so với 279 tỷ đồng vốn chủ sở hữu . Trong đó các khoản vay ngắn hạn chiếm hơn 1.000 tỷ đồng.

Hiện, cổ phiếu RDP đang bị đình chỉ giao dịch (từ ngày 28/11/2024) sau khi bị hạn chế giao dịch từ 24/10/2024. Nếu tiếp tục chậm nộp các BCTC theo yêu cầu, HoSE sẽ xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn theo quy định hiện hành.

Đầu tháng 1/2025, Rạng Đông còn bị công ty con là CTCP Rạng Đông Films nộp đơn yêu cầu phá sản.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Siết chặt quản lý yến sào giả, kém chất lượng: Cơ hội cho Yến sào Khánh Hòa?

Có lợi thế về thương hiệu quốc gia, vùng nguyên liệu tự nhiên, hệ thống phân phối, kênh xuất khẩu chính ngạch. Vấn đề của Yến sào Khánh Hòa (SKV) là cần tận dụng được thời cơ khi cơ quan chức năng siết chặt quản lý, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả… để củng cố vị thế, gia tăng thị phần.

Sanvinest (SKV): Lợi nhuận quý I sụt giảm mạnh do "dồn sức" cho năm 2023, đặt mục tiêu xuất khẩu 250 tỷ đồng sang Trung Quốc Yến Sào Khánh Hòa (SKV) chia cổ tức cao nhất từ khi lên sàn

Nghị quyết 68 "mở lối" cho doanh nhân sửa sai và đóng góp cho xã hội

Nghị quyết 68 mang tư duy pháp lý mới, giải quyết vi phạm kinh tế phải ưu tiên áp dụng các biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính trước, khuyến khích doanh nhân khắc phục sai lầm, tái hòa nhập và đóng góp cho xã hội.

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13 và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu Quản lý chặt sữa giả, thuốc giả: Vinamilk, Long Châu hưởng lợi