Hiệp hội Thép đề xuất giải quyết sớm vụ việc phòng vệ thương mại đối với thép mạ

Ngày 26/2, Hiệp hội Thép Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc xem xét, giải quyết sớm vụ việc phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mạ (vụ việc AD19).

thep-ma.jpg
Sản phẩm thép mạ (Ảnh minh hoạ)

Tại văn bản này, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thép dẹt đánh giá cao Quyết định số 1535/QĐ-BCT ngày 14/6/2024 về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ việc AD19) và đã hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này.

Quảng cáo

Như đã báo cáo tại văn bản ngày 24/4/2024, kể từ khi chấm dứt biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (vụ việc AD02) vào tháng 5/2022, sản lượng thép mạ từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh và chiếm khoảng 64-67% tổng lượng thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2022-2023 và đến nay vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất thép trong nước.

Mới đây, ngày 21/2/2025, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 460/QĐ-BCT ngày 21/2/2025 áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (vụ việc AD20), sau khi có quyết định này đã tạo hiệu ứng tích cực ban đầu đối với thị trường thép trong nước.

“Tuy nhiên, việc chưa xem xét quyết định chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (vụ việc AD19) trong khi đã có quyết định tạm thời đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng (vụ việc AD20) là nguyên liệu để sản xuất thép mạ đã gây bất lợi trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất thép mạ, làm tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh cho ngành sản xuất thép mạ, tạo sự không đồng đều cho chính sách phòng vệ thương mại đối với các loại sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị của ngành sản xuất thép trong nước”, công văn của Hiệp hội Thép Việt Nam nêu.

Theo đó, Hiệp hội Thép Việt Nam đã đề nghị Bộ Công Thương xem xét và có giải pháp sớm giải quyết vụ việc AD19 nhằm đảm bảo công bằng trong cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Chính sách thuế quan đe dọa đẩy giá cà phê Mỹ tăng cao kỷ lục

Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ đã kêu gọi chính quyền Mỹ miễn trừ thuế đối với mặt hàng cà phê, cảnh báo rằng các mức thuế bổ sung đối với Canada và Mexico có thể đẩy giá cà phê tại Mỹ tăng tới 50%.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 Cà phê trong cơn "bão giá"

Gói vay mua nhà cho người trẻ: Liệu có cứu được giấc mơ an cư?

Tính toán dựa trên nguyên tắc chi phí cho nhà ở không quá 30% thu nhập, thì mỗi tháng mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình phải “kiếm” được 90 triệu để đảm bảo cân bằng tài chính cho gói vay mua nhà. Trong khi thực tế, rất ít người trẻ đạt được mức thu nhập có th

HoREA đề xuất Bộ Quốc phòng, Bộ Công an duyệt đối tượng mua nhà ở xã hội thay vì Sở Xây dựng Cơ hội mua nhà ở giá rẻ chưa bao giờ gần đến thế: Năm 2025 cả nước sẽ có hơn 100.000 căn nhà ở xã hội

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 200% với rượu vang, sâm panh và rượu khác nhập khẩu từ Pháp và các nước EU, nếu như khối này không dỡ bỏ mức thuế đánh vào rượu whisky của Mỹ.

Rượu, bia có thể chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 100% Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu: "Không thể cứ tăng thuế thì nâng giá bán"

Truyền thông Indonesia: VinFast sắp đầu tư nhà máy 237 triệu USD, quan tâm mảng điện mặt trời, điện gió

Nhà máy VinFast dự kiến đầu tư sẽ được xây dựng trên diện tích 120ha, với công suất 50.000 xe mỗi năm và tổng vốn đầu tư lên tới 4.000 tỷ Rupiah, Bộ trưởng Đầu tư và Hạ nguồn Indonesia, ông Rosan Roeslani cho biết.

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chốt sổ 2024: Bán 97.399 ô tô và 70.977 xe máy, xe đạp điện trên toàn cầu VinFast bàn giao hơn 12.500 ô tô điện trong tháng 2/2025 tại Việt Nam