Chủ tịch Viettel: Tăng trưởng GDP 2 con số là khó nhưng sẽ làm được

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel đã chỉ ra những động lực tăng trưởng, xác định sản phẩm làm ra sẽ tạo ra hệ sinh thái để các doanh nghiệp khác đồng hành cùng phát triển đồng thời khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% đã đặt ra và tăng trưởng 2 con số là khó nhưng sẽ làm được.

9-vtn_7182.jpg

Sáng ngày 27/2 tại Trụ sở Chính phủ, diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững".

Tại hội nghị này, Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp nhà nước để lắng nghe, trao đổi, thảo luận về cơ chế, chính sách và các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu là khai thác tối đa các nguồn lực, đổi mới động lực tăng trưởng và thúc đẩy những động lực tăng trưởng mới, góp phần đưa nền kinh tế tăng tốc, bứt phá trong năm 2025, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Phát biểu tại hội nghị, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng iám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, nhìn vào cách làm cũ, nếu tăng trưởng 8% năm nay và các năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số rất thách thức, nhất là với các doanh nghiệp truyền thống. Còn nếu đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ, chúng ta phải đổi mới cái cũ để tăng trưởng 2 con số mà vẫn duy trì không gian mới.

Viettel vẫn tập trung vào các lĩnh vực truyền thống như: viễn thông, chuyển phát, công nghệ số, công nghệ công nghiệp.

Đối với viễn thông, phải tiếp tục duy trì tăng trưởng, phải để hàm lượng sản phẩm mới hơn, tốt hơn như bên cạnh thuê bao số, cần có thêm hộ gia đình số. Bên cạnh đó, phải tiếp tục phát triển chiều ngang, mở rộng thị trường nước ngoài… phấn đấu giai đoạn 2025-2030 tăng trưởng 8-10% lĩnh vực này.

viettel-1740621109398861475852.jpg
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel phát biểu tại hội nghị

Về công nghệ số, Nghị quyết 57 ra đời là động lực rất lớn cho Viettel. Hiện nay Viettel nhận được rất nhiều đề nghị từ địa phương, doanh nghiệp lớn muốn Viettel tư vấn, đề xuất giải pháp về chuyển đổi số. Đây là động lực tăng trưởng cho các địa phương mà cũng chính là động lực tăng trưởng của Viettel. Mục tiêu tăng trưởng trong lĩnh vực này Viettel đặt ra là 25-30%.

Quảng cáo

Đối với công nghiệp công nghệ cao, lĩnh vực này không thể làm ngay được mà phải có quá trình nghiên cứu. Có những công trình Viettel đã nghiên cứu hàng chục năm nay và đang đạt thành quả trong lĩnh vực quân sự, dân sự. Lĩnh vực này Viettel cũng đặt mục tiêu tăng trưởng 30%.

Lĩnh vực chuyển phát, bưu chính, logistics là lĩnh vực tiềm năng nhưng rất phân mảng, các doanh nghiệp nhỏ làm chuyển phát rất nhiều, cần có doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này. Viettel cũng đang được Chính phủ, Bộ Quốc phòng hỗ trợ thành lập các trung tâm chuyển phát lớn tại các cửa khẩu biên giới, các cửa khẩu thông minh… Việc này không chỉ giúp Viettel tăng trưởng trong lĩnh vực này mà còn góp phần tăng năng suất sản xuất, lưu thông hàng hoá.

“Với những động lực như vậy, với mục tiêu tăng trưởng 8% đã đặt ra và tăng trưởng 2 con số, chúng tôi tin là khó nhưng sẽ làm được. Chúng tôi cũng xác định những sản phẩm làm ra sẽ tạo ra hệ sinh thái để các doanh nghiệp khác đồng hành cùng phát triển”, ông Tào Đức Thắng nói.

Viettel đặt mục tiêu năm nay phát triển 5G phủ khắp từ thành thị đến các khu công nghiệp, đảm bảo các nơi này 50% phải có 5G và bà con nhân dân hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đều có cơ hội kết nối để tăng trưởng. Về mặt công nghiệp cũng vậy, những nghiên cứu của Viettel đều góp phần phục vụ cho các sản phẩm trong hệ sinh thái.

Về kiến nghị, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel cho biết, với Nghị quyết 57 và Nghị quyết 03 của Chính phủ, Viettel rất mong được tham gia triển khai và mong những chính sách ban hành ra phải đi vào cuộc sống.

“Thứ hai, chúng tôi cho rằng, muốn tăng trưởng 8% và tăng trưởng 2 con số trong các năm tiếp theo, cần có những cái mới và phải được đầu tư ngay từ bây giờ. Các công trình nghiên cứu có thể thành công hay không thì ngay từ bây giờ, cần có thử nghiệm, đánh giá, cần có những doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng cái mới.

Cuối cùng, Viettel cho rằng chắc chắn phải vươn ra nước ngoài và điều này không hề dễ, chúng tôi và các doanh nghiệp khác đều cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ”, ông Thắng nêu quan điểm.

Về hoạt động kinh doanh của Viettel, doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt 190.000 tỷ đồng, hoàn thành 103% kế hoạch, tăng trưởng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận trước thuế 51.000 tỷ đồng, hoàn thành 111% kế hoạch, tăng trưởng 11,3% so với năm 2023. Viettel nộp ngân sách Nhà nước 42,6 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3%. Thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên trong toàn tập đoàn tăng 6%.

Viettel cho biết, động lực tăng trưởng đến từ việc duy trì tăng trưởng viễn thông trong nước, phát triển kinh doanh quốc tế, nghiên cứu, sản xuất thành công và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao, phát triển lĩnh vực logistics, an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ số…

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Bách hóa Xanh lãi 22 tỷ đồng trong quý I/2025

Bách hóa Xanh đang đẩy mạnh việc mở rộng ra khu vực miền Trung và có khả năng sớm hoàn thành kế hoạch mở mới 400 cửa hàng trong năm nay, tuy nhiên mục tiêu có lãi 500 tỷ đồng vẫn là một thách thức lớn.

Bách Hóa Xanh kỳ vọng lãi hơn 500 tỷ đồng năm 2025, hướng tới doanh thu 10 tỷ USD trước năm 2030 Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) vừa hoàn tất phát hành lô trái phiếu trị giá hơn 1.914 tỷ đồng với lãi suất 11%/năm.

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Khác biệt giữa PNJ và DOJI

PNJ nổi bật với trang sức tinh xảo, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp và hệ thống cửa hàng rộng khắp, nhưng chi phí cao. Trong khi đó, DOJI mang đến sự đa dạng trong sản phẩm với mức giá hợp lý hơn, nhưng cần cải thiện về chất lượng phục vụ.

Doanh thu bán vàng sụt giảm mạnh, Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại PNJ Phó Tổng Giám đốc Phú Quý: “Thanh khoản bạc chưa bao giờ dễ dàng hơn bây giờ, kỳ vọng các doanh nghiệp lớn cùng tham gia” Thế khó của PNJ

GO!, Big C kiếm gần 10.000 tỷ đồng tại Việt Nam trong quý 1, đóng góp 1/5 doanh thu cho ông chủ Thái

Central Retail có kế hoạch nâng tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam lên 2 tỷ USD trong vòng 5 năm tới, bao gồm mở rộng thêm các TTTM GO! và chuỗi hệ thống siêu thị GO!, Tops Market, mini go!.

Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo báo lãi khủng sau khi tái cơ cấu Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ban hành kết luận thanh tra tổ chức kinh doanh vàng

Hà Nội chuyển mục đích sử dụng khu đất hơn 3.300 m2 của Công ty cổ phần cơ khí và xây lắp số 7

Ngày 20/5, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung ghi tại Quyết định số 4132/QĐ-UBND ngày 15/6/2005 của UBND Thành phố.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Đồng Nai mời nhà đầu tư xây Trung tâm hành chính tỉnh 6.800 tỷ đồng