Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch

Rạng đông Holding (RDP) tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin. Do đó, HoSE sẽ thực hiện chuyển cổ phiếu RDP từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉnh giao dịch.

Theo đó, vào ngày 17/10/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã ban hành quyết định số 588/QĐ-SGDHCM về việc chuyển cổ phiếu RDP của Công ty CP Rạng Đông Holding từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch kể từ ngày 24/10/2024 (chỉ được giao dịch phiên chiều cùng ngày) do tổ chức niêm yết chậm nộp BCTC soát xét bán niên năm 2024 (riêng và hợp nhất) quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, Rạng Đông Holding tiếp tục vi phạm công bố tông tin, HoSE đã có công văn số 1720/SGDHCM-NY ngày 01/11/2024 nhắc nhở lần 1 và công văn số 1739/SGDHCM-NY ngày 06/11/2024 nhắc nhở lần 2 về việc công ty chậm công bố thông tin BCTC quý 3/2024 (riêng lẻ và hợp nhất). Đến thời điểm hiện tại, HoSE vẫn chưa nhận được BCTC soát xét bán niên năm 2024 và BCTC quý 3 năm 2024 của Rạng Đông Holding.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam: "1.Chứng khoán bị đình chỉ giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau: c) Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch”.

Theo đó, cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding đã rơi vào trường hợp chứng khoán bị đình chỉ giao dịch. HoSE sẽ xem xét thực hiện chuyển cổ phiếu RDP từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch theo quy định.

Quảng cáo

Về tình hình kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý 2/2024, Rạng Đông Holding ghi nhận doanh thu thuần đạt 246,5 tỷ đồng, giảm 68,24% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả, công ty này báo lỗ sau thuế 65,6 tỷ đồng, con số này ở cùng kỳ năm 2023 là lãi 10,4 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Rạng Đông Holding báo lỗ 64,5 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước công ty báo lãi hơn 11 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của Rạng Đông Holding là 1.996 tỷ đồng, giảm 6,92% so với hồi đầu năm. Tài sản ngắn hạn là 1.350 tỷ đồng, giảm 8,5%. Trong đó, chiếm phần lớn giá trị tài sản ngắn hạn là Các khoản phải thu 477,8 tỷ đồng và Hàng tồn kho 781,4 tỷ đồng.

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tính đến cuối tháng 6/2024, dư nợ phải trả của Rạng Đông Holding là 1.716 tỷ đồng, giảm 4,66% so với đầu năm. Nợ ngắn hạn là 1.515 tỷ đồng, giảm 5,12%. Vay và nợ thuê tài chính (gồm cả ngắn và dài hạn) là 1.232 tỷ đồng.

Thị giá cổ phiếu RDP đã "bốc hơi" gần 82% thị giá kể từ đầu năm. (Nguồn: Cafef)

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 19/11, giá cổ phiếu RDP ở mức 1.680 đồng/cổ phiếu, giảm 4% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt 202,4 tỷ đồng.

Cổ phiếu RDP chào năm mới 2024 ở mức giá 9.300 đồng/cổ phiếu, như vậy kể từ đầu năm tới nay thị giá cổ phiếu này đã “bốc hơi” gần 82% thị giá.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Siết chặt quản lý yến sào giả, kém chất lượng: Cơ hội cho Yến sào Khánh Hòa?

Có lợi thế về thương hiệu quốc gia, vùng nguyên liệu tự nhiên, hệ thống phân phối, kênh xuất khẩu chính ngạch. Vấn đề của Yến sào Khánh Hòa (SKV) là cần tận dụng được thời cơ khi cơ quan chức năng siết chặt quản lý, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả… để củng cố vị thế, gia tăng thị phần.

Sanvinest (SKV): Lợi nhuận quý I sụt giảm mạnh do "dồn sức" cho năm 2023, đặt mục tiêu xuất khẩu 250 tỷ đồng sang Trung Quốc Yến Sào Khánh Hòa (SKV) chia cổ tức cao nhất từ khi lên sàn

Nghị quyết 68 "mở lối" cho doanh nhân sửa sai và đóng góp cho xã hội

Nghị quyết 68 mang tư duy pháp lý mới, giải quyết vi phạm kinh tế phải ưu tiên áp dụng các biện pháp dân sự, kinh tế, hành chính trước, khuyến khích doanh nhân khắc phục sai lầm, tái hòa nhập và đóng góp cho xã hội.

Nghị quyết 68 và lối mở cho kinh tế tư nhân qua giao dịch hàng hóa Nghị quyết 68-NQ/TW: Mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13 và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu Quản lý chặt sữa giả, thuốc giả: Vinamilk, Long Châu hưởng lợi