Tổng Giám đốc PVN: Petrovietnam đặt mục tiêu 60,75 nghìn tỷ đồng cho đầu tư các dự án mới và giải ngân vốn trong năm 2025

Ông Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), trong năm 2025, Tập đoàn phấn đấu tăng trưởng ít nhất 15% về đầu tư so với thực hiện năm 2024

Tổng Giám đốc PVN: Petrovietnam đặt mục tiêu 60,75 nghìn tỷ đồng cho đầu tư các dự án mới và giải ngân vốn trong năm 2025

Năm 2024, thị trường có nhiều biến động với ngành dầu khí, giá dầu biến động mạnh, biên lợi nhuận lọc hóa dầu giảm sâu tới 50%, giá phân bón giảm mạnh và huy động khí tự nhiên cho sản xuất điện luôn thấp hơn nhiều so với khả năng của Petrovietnam (chỉ bằng 85%).

Phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề "Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững", ông Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, mặc dù gặp nhiều thách thức, nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Petrovietnam đã vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức các kế hoạch từ 6-27% và tiếp tục thiết lập nhiều kỷ lục mới với tổng doanh thu của Tập đoàn năm 2024 lần đầu tiên vượt 1 triệu tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 165,6 nghìn tỷ đồng; đầu tư đạt trên 38 nghìn tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2023.

Bên cạnh đó, Tập đoàn đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thống, tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng ngoài khơi và lần đầu tiên tham gia chuỗi năng lượng toàn cầu, mở ra không gian phát triển mới. Bên cạnh đó, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, tăng trên 13% so với năm 2023. Công tác an sinh xã hội cũng được đẩy mạnh.

Hết năm 2024, Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính kế hoạch 5 năm 2021-2025 và vượt từ 6-32% so với kế hoạch Thủ tướng giao. Dự kiến hết năm 2025, Petrovietnam sẽ hoàn thành và vượt toàn diện 13/13 chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm.

Sang năm 2025, ngay từ đầu năm, tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường và tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, các quan hệ kinh tế, thương mại khó dự báo và giá dầu trong hơn 1 tháng qua có xu hướng giảm, gây khó khăn cho ngành dầu khí. Đặc biệt, tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ nền tảng, công nghệ số tạo ra thay đổi lớn trong tư duy sản xuất, kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, Tổng Giám đốc Tập đoàn Petrovietnam cho hay, thực hiện Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về ngành dầu khí và Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các chỉ thị và chỉ đạo trực tiếp tại Hội nghị tổng kết của Tập đoàn, Petrovietnam đã xây dựng, hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, đã trình Bộ Công Thương và hiện đang hoàn thiện Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia Việt Nam.

Đồng thời, Petrovietnam đã hoạch định mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2025, góp phần vào tăng trưởng 2 con số của đất nước, bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững. Theo đó, về đầu tư, phấn đấu tăng trưởng ít nhất 15% so với thực hiện năm 2024. Để đạt được mục tiêu này, ông Sơn cho biết, Tập đoàn đã xây dựng bộ giải pháp triển khai, trong đó, tập trung vào 3 nhóm sau.

Thứ nhất là nhóm giải pháp về quản trị. Theo đó, cập nhật thay đổi về cơ chế, pháp luật và điều chỉnh đồng bộ với hệ thống quản trị của toàn tập đoàn theo mô hình quản trị hiện đại của thế giới.

Quảng cáo

Tiếp tục đánh giá và nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng tài sản, nguồn vốn; tối ưu về năng lực, hiệu lực hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Nâng cao năng suất lao động, tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ hai là giải pháp về thị trường. Cụ thể, ông Sơn cho hay, Tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai đánh giá, dự báo, nắm bắt các cơ hội để phát triển, mở rộng thị trường. Cung cấp dịch vụ kỹ thuật ra nước ngoài và kinh doanh quốc tế, đặc biệt tại các khu vực Bắc Mỹ, Trung Đông, Nga, Đông Nam Á… Phấn đấu mục tiêu doanh thu từ các hoạt động ở nước ngoài chiếm 30%.

Thứ ba là giải pháp về đầu tư. Tập trung quản trị danh mục đầu tư, chương trình đầu tư và dự án đầu tư. Phối kết hợp chặt chẽ với nhà đầu tư trong nước. Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm như Khí Lô B, Nhân Trạch 3 và 4; nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và các dự án đưa vào khai thác ngoài khơi.

"Phấn đấu mục tiêu đầu tư các dự án mới và đẩy mạnh giải ngân vốn trong năm 2025 của PetroVietnam là 60,75 nghìn tỷ đồng", ông Sơn cho hay.

Với những giải pháp trên và kết quả đạt được tích cực của gần 2 tháng đầu năm 2025, lãnh đạo Tập đoàn Petrovietnam tin tưởng và quyết tâm hoàn thành mục tiêu đầu tư phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trên 8% năm 2025.

Bên cạnh các giải pháp, ông Sơn cũng đưa ra 3 kiến nghị để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Thứ nhất, việc thực hiện Kết luận 76 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 38 của Chính phủ mở ra không gian phát triển mới, tạo nguồn lực để ngành dầu khí, Petrovietnam phát triển. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành để thể chế hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể mà trước hết là sửa đổi ngay trong điều lệ và quy chế tài chính của Petrovietnam.

Thứ hai, đối với các quy định về phân cấp, chủ trương đầu tư tại dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn mong muốn có phân cấp rõ ràng theo số tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ trên vốn điều lệ và phân cấp mạnh hơn cho doanh nghiệp.

"Petrovietnam đề xuất theo một trong các phương án sau. Thứ nhất, doanh nghiệp quyết định đầu tư đối với tổng mức đầu tư đến 5.000 tỷ đồng, hoặc 50% vốn điều lệ. Thứ 2, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư đến 10.000 tỷ đồng. Thứ 3, Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Ngày 17/2, tại cuộc họp do Bộ trưởng Tài chính chủ trì, chúng tôi đã có kiến nghị cụ thể", ông Sơn kiến nghị

Thứ ba, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủy quyền phê duyệt đối với một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Tháo gỡ khó khăn phát triển nhà ở xã hội: Là trách nhiệm dẫn dắt của Nhà nước thay vì phó mặc cho cơ chế thị trường

Để tháo gỡ những tồn tại trong phát triển nhà ở xã hội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, cần một tư duy mới trong quản lý và điều hành: coi phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ bắt buộc trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗ

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Năm 2025, người dân sở hữu nhà ở xã hội trên 5 năm sẽ không phải nộp khoản phí này khi bán nhà

Một công ty con của Pan Group vay nợ ngân hàng tăng gấp 5,7 lần

Kết thúc năm tài chính 2024, Pan Farm- công ty con của Tập đoàn Pan ghi nhận tổng nợ phải trả hơn 5.883,5 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngân hàng tăng đột biến lên 3.962 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ năm 2023 dù đang có đến 15 chứng chỉ tiền gửi tại BIDV trị

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cần tập trung thu hồi nợ vay, xử lý nợ xấu kéo dài Hòa Phát nợ vay gần 90.000 tỷ, tiền mặt xuống thấp nhất 4 năm

Nhóm ngành nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhìn từ kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Theo Chứng khoán Agribank, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp nhìn chung tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản, bán lẻ, dịch vụ,… dự kiến phục hồi mạnh, trong

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Bay cùng Vietjet, hết mình với đại nhạc hội Kpop hoành tráng nhất mùa hè 2025

Tháng 6 này, đại nhạc hội Kpop K-Star Spark in Vietnam được mong chờ nhất mùa hè 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự đồng hành của Vietjet trong vai trò nhà bảo trợ vận chuyển hàng không của chương trình.

Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Bách hóa Xanh lãi 22 tỷ đồng trong quý I/2025

Bách hóa Xanh đang đẩy mạnh việc mở rộng ra khu vực miền Trung và có khả năng sớm hoàn thành kế hoạch mở mới 400 cửa hàng trong năm nay, tuy nhiên mục tiêu có lãi 500 tỷ đồng vẫn là một thách thức lớn.

Bách Hóa Xanh kỳ vọng lãi hơn 500 tỷ đồng năm 2025, hướng tới doanh thu 10 tỷ USD trước năm 2030 Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang