Tỷ phú Trần Đình Long vượt ngàn chông gai: Tài sản tăng 5.000 tỷ sau 2 tuần bất chấp khối ngoại bán ròng triền miên Hòa Phát

Cổ phiếu Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đã bị khối ngoại bán ròng 9 tháng liên tiếp. Dù vậy, lực bán đã có phần hạ nhiệt so với giai đoạn cuối quý 3 - đầu quý 4 năm ngoái.

Cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) của tỷ phú Trần Đình Long vừa có phiên tăng đầy khởi sắc cùng nhóm thép. Cú bứt phá đẩy thị giá HPG lên cao nhất trong vòng hơn 7 tháng, kể từ giữa tháng 7/2024. Những biến động mạnh của cổ phiếu này thời gian gần đây chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng của những sắc thuế.

Vào phiên 10/2, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế 25% đối với tất cả thép và nhôm nhập khẩu từ các nước, cổ phiếu các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán Việt Nam đồng loạt giảm mạnh, trong đó HPG mất 4,7%. Tuy nhiên, từ đó đến nay, cổ phiếu thép nói chung và HPG nói riêng đã hồi phục tương đối khả quan.

Đặc biệt, trong phiên 24/2, HPG cùng một loạt cổ phiếu thép đã tăng bốc đầu sau khi Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 460⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ (Ấn Độ) và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) cuối tuần trước.

Chưa dừng lại, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cùng các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt tiếp tục có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét và sớm giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây được xem là chất xúc tác để cổ phiếu thép bứt phá phiên 27/2, trong đó có HPG dù không thật sự hưởng lợi lớn.

Quảng cáo

Như vậy, chỉ sau khoảng 2 tuần từ cú trượt chân sau tuyên bố của ông Trump, cổ phiếu HPG tăng 12%. Vốn hóa thị trường của Hòa Phát cũng theo đó tăng thêm gần 20.000 tỷ, lên mức xấp xỉ 182.000 tỷ đồng (~7 tỷ USD). Tài sản của gia đình ông Trần Đình Long cũng tăng gần 7.000 tỷ, trong đó riêng Chủ tịch Hòa Phát “gỡ” được hơn 5.000 tỷ đồng sau 2 tuần.

Thực tế, chặng đường hồi phục của HPG không hề bằng phẳng khi khối ngoại liên tục gây áp lực. Đặc biệt trong các phiên cổ phiếu này tăng mạnh, khối ngoại lại có động thái gia tăng lực bán. Từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 500 tỷ trên HPG. Nhìn xa hơn, cổ phiếu đầu ngành thép đã bị khối ngoại bán ròng 9 tháng liên tiếp. Dù vậy, lực bán đã có phần hạ nhiệt so với giai đoạn cuối quý 3 - đầu quý 4 năm ngoái.

Khối ngoại vẫn bán ròng triền miên HPG dù triển vọng ngành thép nói chung và Hòa Phát nói riêng đang có nhiều điểm tích cực. Trong báo cáo mới đây, ShinhanSec kỳ vọng sản lượng tiêu thụ thép của Hòa Phát năm 2025 sẽ đạt 10,6 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ 2024 với động lực từ: (1) Dung Quất 2 đi vào hoạt động và quyết định thuế chống bán phá giá HRC kỳ vọng được ban hành; (2) Thị trường Bất động sản nội địa hồi phục; (3) Đầu tư công được đẩy mạnh.

Ngoài ra, ShinhanSec cũng kỳ vọng triển vọng giá thép đi lên và giá nguyên vật liệu giảm nhẹ sẽ góp phần cải thiện biên lợi nhuận. Từ đó, biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát có thể đạt 14,4% trong năm 2025. Tuy nhiên, bộ phận phân tích này cũng đánh giá áp lực từ thép Trung Quốc và chính sách thuế quan của Mỹ là 2 rủi ro hiện hữu có thể làm ảnh hưởng đến giá thép.

Trong khi đó, báo cáo phân tích của Chứng khoán MBS cho rằng việc áp thuế chống bán phá giá sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam giành lại thị phần trong bối cảnh thị trường nội địa đang bị cạnh tranh gay gắt.

Với mức thuế với đa số các doanh nghiệp thép Trung Quốc ở mức 28%, mức chênh lệch giá giữa thép Việt Nam và Trung Quốc có thể giảm xuống mức 45 – 50 USD/tấn (chưa bao gồm các chi phí như vận tải, lưu kho). Các doanh nghiệp tôn mạ có thể sử dụng thép HRC nội địa thay vì nhập khẩu do lợi thế chi phí vận chuyển cũng như thời gian giao hàng. Nhờ đó, thị phần của thép HRC nội địa có thể tăng từ mức 32% (năm 2024) lên mức 60% trong giai đoạn 2025 – 2026.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thép HRC được dự báo tăng trưởng 10% trong giai đoạn 2025 - 2026 với động lực tăng trưởng đến từ tiêu thụ ngành tôn mạ cũng như các ngành sản xuất khác như sản xuất ô tô. Ngoài ra, nhu cầu thép HRC dự kiến tăng trưởng mạnh hơn nhờ các dự án giao thông như các tuyến cao tốc Bắc - Nam, Đông - Tây; các sân bay và cảng biển trọng điểm như cảng Cần Giờ tại Thành phố Hồ Chí Minh, cảng Nam Đồ Sơn tại Hải Phòng; dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam…

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

HSG đạt 371 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng NĐTC 2024 - 2025, hoàn thành 74% kế hoạch

6 tháng đầu niên độ tài chính 2024 – 2025, HSG đạt doanh thu hợp nhất 18.674 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 371 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 53% và 74% kế hoạch đã đề ra ở phương án kinh doanh cao.

HSG rót thêm 320 tỷ đồng vào công ty con ĐHĐCĐ HSG: HSG đặt mục tiêu lãi ròng 500 tỷ đồng, lên kế hoạch niêm yết Hoa Sen Home

Giá lợn hơi neo cao, Dabaco báo lãi quý I/2025 đạt kỷ lục

Quý I/2025, Dabaco đạt doanh thu thuần hơn 3.609 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận sau thuế đạt 508 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ và là mức lãi theo quý kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp chăn nuôi này.

"Đại gia" chăn nuôi Dabaco đầu tư cảng cạn gần 82.000m² tại Bắc Ninh Dabaco nhận chuyển nhượng hơn 83% cổ phần Công ty Thịnh Phát Kim Sơn 1

Thiếu nguồn cung vàng, doanh thu và lợi nhuận quý I/2025 của PNJ cùng giảm

Quý I/2025 doanh thu vàng 24K của PNJ giảm gần 66% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp này cho biết, tình trạng nguồn nguyên liệu gặp khó khăn và nguồn cung sản phẩm 24K bị hạn chế đã kéo dài từ nửa cuối năm 2024 đến nay.

Giá vàng càng tăng, doanh nghiệp vàng càng “đau đầu”? Giá vàng SJC tăng "nóng", vượt 122 triệu đồng

ĐHĐCĐ PV Power: Nhơn Trạch 3&4 có lãi từ năm 2027, mảng trạm sạc dự kiến đóng góp doanh thu không nhỏ

Sau 6 năm triển khai, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 dự kiến sẽ đưa vào vận hành vào quý III-IV năm nay. Khả năng dự án sẽ mất 2 năm đầu lỗ theo kế hoạch và sẽ có lãi từ năm 2027.

PV Power mang về gần 2.100 tỷ đồng doanh thu trong tháng đầu năm Lợi nhuận năm 2024 của PV Power "bốc hơi" gần 135 tỷ đồng sau kiểm toán

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ

Năm 2025, Vinaconex đặt mục tiêu đạt 1.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó ban lãnh đạo kỳ vọng mảng kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính dự kiến đóng góp khoảng 70% lợi nhuận, trong khi mảng xây lắp chủ yếu tăng trưởng về quy mô.

Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An Vừa phải giải trình vì cổ phiếu tăng 45% sau 5 phiên trần liên tục, công ty cũ của Vinaconex chứng kiến cú "cắm đầu"

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.

SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11% Quỹ ETF ngoại quy mô gần 11.000 tỷ thêm mới một cổ phiếu ngân hàng, dự kiến bán mạnh SHB, gom HPG SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18%

ĐHĐCĐ Đạt Phương: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng mạnh, sẵn sàng tham gia dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia

Năm 2025, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 33% và 24% so với năm 2024. DPG sẵn sàng tham gia các dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến mở bán khu đô thị Cồn Tiến vào cuối quý II năm nay.

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay ĐHĐCĐ VietinBank: Tiếp tục kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong trung hạn

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB)

Ba cổ đông lớn của PGBank vừa bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ của nhà băng. Động thái này diễn ra ngay trong bối cảnh PGBank đang tiến hành chào bán 80 triệu cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 21:4

PGBank chuẩn bị phát hành 80 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng PGBank đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 70% năm 2025