Thủ tướng triệu tập lãnh đạo T&T, Hoà Phát, Gelex… và loạt ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VPBank...

Thời gian Hội nghị sẽ được thay đổi từ 14h ngày 27/2 sang 13h30 phút cùng ngày.

Thủ tướng triệu tập lãnh đạo T&T, Hoà Phát, Gelex… và loạt ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VPBank...

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn đến các Chủ tịch/Phó Chủ tịch hoặc Tổng Giám đốc các doanh nghiệp (DN), Hiệp hội doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP… về Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các DN vừa và nhỏ Việt Nam với chủ đề “Nhà nước kiến tạo, Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới” do Thủ tướng chủ trì.

Thời gian Hội nghị sẽ được thay đổi từ 14h ngày 27/2 sang 13h30 phút cùng ngày.

Bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham dự có các DN tư nhân lớn như Hoà Phát, T&T, FPT, CMC, Masan, Tân Á Đại Thành, Gelex… cùng các Ngân hàng TMCP gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, HD Bank, ACB, SH Bank…

Trước đó, ngày 10/2, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp đầu năm 2025 về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Quảng cáo
Ảnh: Thủ tướng trò chuyện cùng các lãnh đạo DN lớn.

Thủ tướng cũng đích thân chủ trì Hội nghị. Đồng chủ trì có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn.

Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, 26 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nhà nước và tư nhân.

Tại đây, Thủ tướng nêu rõ, năm 2025 này, một điểm mới là Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng tất cả các địa phương, bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp nhà nước, các lĩnh vực. Nếu cứ tăng trưởng "bình bình" thì không thể đạt được 2 mục tiêu phát triển 100 năm. Trung ương đã ban hành Kết luận 123 với yêu cầu tăng trưởng GDP ít nhất 8% năm 2025 để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho những năm tiếp theo phải đạt tăng trưởng 2 con số. Để thực hiện điều này rất cần sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ có kế hoạch gặp gỡ với các ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp FDI để chia sẻ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, góp ý cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp về những việc phải làm trước mắt và trong tương lai để tiếp tục phát triển.

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải tiếp tục rà soát, hằng tháng báo cáo những vướng mắc về thể chế để báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi; như vấn đề miễn thuế trước bạ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, miễn thuế VAT cho doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế, phí, lệ phí; giải quyết các vấn đề liên quan quy hoạch, đất đai, thủ tục, giấy phép… Điều này rất cần có sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp. Thời gian qua, các luật, các quy định mới liên quan đất đai, môi trường được ban hành đều có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Loạt dự án mở bán mới ở các huyện vùng ven kéo giảm giá nhà “triệu đô” ở Hà Nội

Quý đầu năm nay, các sản phẩm nhà ở thấp tầng đều ghi nhận mức giảm theo quý nhưng tăng theo năm. Cụ thể, giá biệt thự giảm 14% theo quý nhưng tăng gấp đôi theo năm, trung bình đạt 282 triệu đồng/m2. Giá nhà liền kề giảm 14% theo quý, tăng 24% theo năm, đạt 239 triệu đồng/m2 đất.

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn" Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Doanh nghiệp Việt hé lộ kế hoạch giành suất trong “siêu dự án” đường sắt trăm tỷ USD

Sau mùa đại hội đồng cổ đông, kế hoạch tiếp cận “siêu dự án” đường sắt trăm tỷ USD của doanh nghiệp đang dần lộ rõ. Trong khi Hòa Phát muốn sản xuất thép cho tất cả dự án trọng điểm của ngành đường sắt thì Lizen, Fecon, Đèo Cả,... khẳng định có thể đáp ứng đa số các cơ cấu thi công.

Hà Nội xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị dài 413km, tổng vốn lên đến 37 tỷ USD: Tập đoàn đa quốc gia lớn ngỏ ý tham gia, đồng thời có thể hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn nữa Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Quý I/2025, Vietjet đạt lợi nhuận hợp nhất tăng 24% so với cùng kỳ

Với định hướng mở rộng mạng bay quốc tế và nâng cao hiệu quả hoạt động, quý I/2025, Công ty CP Hàng không Vietjet (mã VJC) đạt lợi nhuận hợp nhất tăng 24% so với cùng kỳ, tiếp tục vai trò tiên phong trong kết nối hàng không và thúc đẩy hội nhập quốc tế.

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD phát triển đội bay, tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên tới 64 tỉ USD Vietjet ưu đãi ngày đôi 5/5 giảm 55% giá vé, tặng evoucher 100.000 đồng

Giá biệt thự tại Hà Nội tăng 29% mỗi năm

Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025, Savills Việt Nam cho biết, phân khúc biệt thự/nhà liền kề ghi nhận tín hiệu tích cực. Đặc biệt tại thị trường Hà Nội, giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm...

Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá

Để bảo vệ cơ chế neo tỷ giá đồng nội tệ, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) vừa phải mua vào lượng USD kỷ lục sau khi đồng HKD mạnh lên và chạm mức trần trong biên độ giao dịch cho phép.

Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Giá gạo Ấn Độ tuần này đã leo lên mức cao nhất trong gần 1 tháng nhờ đà tăng của đồng rupee bất chấp nhu cầu yếu, trong khi giá gạo Thái Lan duy trì ổn định do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Thị trường nông sản: Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất, gạo Việt Nam tăng nhẹ