Từ chuyện Phở Thìn Lò Đúc: Nhìn lại Phở 24, Phở 10 Lý Quốc Sư có đang giữ quyền sở hữu với nhãn hiệu của mình không?

“Phở” từ xưa đến nay là món ăn đặc trưng và rất nổi tiếng của Việt Nam, được nhiều người yêu thích. Những ngày này, "Phở" lại trở thành một đề tài được bàn tán rộng rãi, không chỉ liên quan đến những chuyện tranh chấp cá nhân mà còn là vấn đề pháp lý.

“Thương hiệu (brand) là một tên gọi, thuật ngữ, kí hiệu, biểu tượng, hay thiết kế, hay sự kết hợp giữa chúng, nhằm định dạng hàng hóa, dịch vụ của người bán hay một nhóm người bán để phân biệt chúng với đối thủ cạnh tranh” theo Hiệp hội Marketing Hoa Kì – AMA.

Với quan điểm này thì thương hiệu mang tính vật chất, hữu hình, và thậm chí, chúng có nội hàm gần tương tự với trademark – nhãn hiệu. Tuy nhiên, hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau ở một số mặt và dẫn đến cách dùng hoàn toàn khác nhau.

Theo quan điểm mới hiện nay, thì thương hiệu (Brand) là một tập hợp những liên tưởng trong tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Những liên kết này phải độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn).

1-16773845536051311046320-9716.jpg

Ví dụ về sự phân biệt giữa brand và trademark. Nguồn: inboundmarketing.vn

Chính vì mang trong mình những giá trị và mô tả phi vật chất nên trong quy định Pháp luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia, thứ mà doanh nghiệp được xác lập quyền sở hữu và được pháp luật bảo vệ là nhãn hiệu chứ không phải thương hiệu.

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Vì vậy, để bảo vệ quyền của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định.

Người kinh doanh có được sản phẩm, dịch vụ nổi tiếng, sau đó xây dựng thành công thương hiệu của riêng mình là chuyện khó. Nhưng ngày nay bảo vệ sự "nổi tiếng" đó như thế nào trước những hành vi "đạo, nhái, trục lợi"... cũng là vấn đề cần được ý thức và thực hiện một cách nghiêm túc.

Trong câu chuyện "Phở" đang nóng lên trong mấy ngày gần đây, điểm cốt lõi của những tranh chấp là vấn đề quyền sở hữu nhãn hiệu.

Dạo một vòng tra cứu trên wipopublish, có thể thấy nhiều thương hiệu phở nổi tiếng khác của miền Bắc đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công như Phở 24 - chuỗi Phở nhượng quyền nổi tiếng.

pho-24-1677380556849195050130-4479.png
Quảng cáo

Phở 24 đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công từ năm 2013 bởi Công ty CP sản xuất thương mại dịch vụ Phở Hai Mươi Bốn (Địa chỉ tại Nguyễn Hữu Cảnh, P22, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh). Hiệu lực của văn bản đến ngày 15/11/2023.

Phở 24 hiện nay thuộc về CTCP Việt Thái International (VTI), đơn vị sở hữu thương hiệu Highlands Coffee.

photo1599186355643-15991863557651479307994-6995.jpg

Một thương hiệu phở nổi tiếng khác của phố cổ Hà Nội là Phở 10 Lý Quốc Sư cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thành công từ năm 2011, bởi ông Phạm Ngọc Lân, địa chỉ số 10 Lý Quốc Sư, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông Lân chính là "cha đẻ" và số 10 Lý Quốc Sư cũng là quán gốc của món phở nổi tiếng này, dẫu ngày nay, có thể gặp Phở 10 Lý Quốc Sư ở rất nhiều phố phường, địa điểm khác trong và ngoài Hà Nội.

pho-10-ly-quoc-su-16773808149341230724491-5040.jpg

Như vậy, có thể thấy không ít những thương hiệu nổi tiếng đã có ý thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền từ rất sớm. Chỉ có như vậy, họ mới danh chính ngôn thuận thực hiện việc nhượng quyền, hoặc mở rộng số lượng cửa hàng và ngăn chặn được các hành vi trục lợi, lợi dụng thương hiệu.

Tuy nhiên không ít người "chậm chân" như ông Nguyễn Trọng Thìn, chủ hàng phở số 13 Lò Đúc, trung tâm của những tranh cãi và thông tin trái chiều mấy ngày gần đây.

photo-5-16772181966501008094335-4978.jpg

Ông Nguyễn Trọng Thìn

Bỏ qua yếu tố tranh chấp về tình - lý giữa các đương sự mà chỉ có người trong cuộc mới tỏ tường, vấn đề rõ ràng mà ông Nguyễn Trọng Thìn gặp phải là không được bảo hộ nhãn hiệu (do Phở Thìn đã được đăng ký nhãn hiệu từ trước bởi Phở Thìn Bờ Hồ), do đó về mặt pháp luật, ông sẽ bất lợi khi muốn ngăn cản cá nhân, tổ chức khác sử dụng tên Phở Thìn 13 Lò Đúc.

Trên thế giới, không thiếu ví dụ về việc những cá nhân, doanh nghiệp đã từng để mất thương hiệu của mình vào tay người khác do chậm trễ trong việc đăng ký.

Ngay cả Netflix - "cha đẻ" của Squid Game cũng không phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu "Squid Game" mà nhanh chân nhất là các cá nhân, pháp nhân đến từ... Trung Quốc.

Một công ty sản xuất quần áo có cái tên "Yiwu Mingluo" thậm chí đăng ký thương hiệu Squid Game tại Mỹ từ ngày 29/09/2021, tức là chỉ sau 12 ngày kể từ khi phim phát sóng lần đầu tiên và trước chính chủ hẳn chục ngày.

Nhiều bài học, bao gồm cả sự việc tranh chấp lần này của Phở Thìn 13 Lò Đúc, cho thấy những người kinh doanh tại Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ tài sản trí tuệ, thương hiệu, thay vì chỉ chú ý đến việc phát triển doanh thu, lợi nhuận.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Mang về gần 122.300 tỷ đồng sau 11 tháng, Thế Giới Di Động tiến sát mục tiêu doanh thu năm

Lũy kế 11 tháng năm 2024, Thế Giới Di Động (MWG) ghi nhận doanh thu thuần đạt 122.298 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023 và đã thực hiện được 98% kế hoạch cả năm.

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài: MWG đã trễ chuyến tàu 10 tỷ USD 3-4 năm MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM

Chứng khoán DNSE chào bán 300 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

Chứng khoán DNSE hiện đang chào bán 300 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng từ 19/12/2024 đến 15/1/2025, nhằm huy động vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.

Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang: “DNSE Aquaman Vietnam sẽ là sân chơi biểu tượng của bộ môn bơi – chạy” DNSE tiếp tục được vinh danh Top 10 sản phẩm - dịch vụ công nghệ Tin dùng

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển: Từ kỹ sư điện máy tới ông chủ ngân hàng, bất động sản

Bắt đầu từ một công việc kỹ thuật nhưng lại bén duyên với kinh doanh, sau nhiều năm trên thương trường Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển đã gây dựng nên một "hệ sinh thái" trên nhiều lĩnh vực và trở thành một trong những doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam.

T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines Lấn sân sang hàng không, hệ sinh thái T&T Group sẽ mở đến đâu?

Ra mắt “GIA by KITA” – Bất động sản giữa miền xanh đa lớp tại Ciputra

Với tầm nhìn chiến lược, nhà phát triển KITA Group thu hút sự chú ý trong cộng đồng bất động sản phía Bắc khi ra mắt dòng sản phẩm siêu sang mang thương hiệu GIA by KITA.

Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội KITA Group tiếp tục dành chiến thắng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

Đâu là dự án bất động sản đang được thị trường hấp thụ tốt nhất tại Nam Sài Gòn?

Ngày 14/12 vừa qua, Phú Long tổ chức sự kiện “Đất lành hoa nở” thu hút gần 1.000 lượt khách tham quan, tìm hiểu dự án Essensia Sky – Tháp đôi căn hộ đầu tiên trong quần thể dự án xanh – sức khỏe Essensia Nam Sài Gòn.

TP. Hồ Chí Minh công bố danh mục 16 dự án bất động sản thu hút đầu tư Hà Nội họp bàn gỡ vướng loạt dự án bất động sản lớn

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Tập đoàn Hoàng Huy tại 2 dự án bất động sản đối ứng BT tại Hải Phòng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại 02 dự án bất động sản đối ứng BT là dự án Hoàng Huy Sở Dầu và dự án Hoàng Huy Green River tại Hải Phòng.

Thanh tra Chính phủ nhắc tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn Pyn Elite Fund chi trăm tỷ đồng mua cổ phiếu NTL, Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy có cổ đông lớn mới

Bamboo Airways nối lại đường bay nội địa và quốc tế đến Phú Quốc

Sáng ngày 24/12, chuyến bay mang số hiệu QH1521, khởi hành từ TP.Hồ Chí Minh đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Phú Quốc, đánh dấu việc Bamboo Airways chính thức khai thác trở lại các đường bay đến “đảo ngọc” Phú Quốc trước thềm năm mới 2025.

Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ người dân vùng lũ Bamboo Airways tái thiết lập mạng bay thường lệ quốc tế

Apple tiến gần đến mốc định giá 4.000 tỷ USD

Apple đang tiến gần đến mốc định giá 4.000 tỷ USD trên thị trường chứng khoán bởi niềm tin của nhà đầu tư trước sự tiến bộ trong công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp hãng phục hồi doanh số bán iPhone.

Apple thất bại, BYD ‘đắc lợi’, bứt phá thành ‘kỳ phùng địch thủ’ của Tesla Nvidia lần thứ hai trong năm vượt Apple về giá trị thị trường

Tập đoàn Đất Xanh chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu, huy động hơn 1.800 tỷ đồng

Ngày 7/1/2025 tới đây, Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (mã DXG) sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 24:5. Giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phần, số tiền huy động về dự ki

Dragon Capital mua 2,35 triệu cổ phiếu DXG, nâng sở hữu lên 11%

Lấn sân sang hàng không, hệ sinh thái T&T Group sẽ mở đến đâu?

Là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam với quy mô 500 công ty thành viên trực thuộc và liên doanh, liên kết, trải dài trên 7 lĩnh vực kinh doanh, T&T Group vẫn đang miệt mài mở rộng hệ sinh thái thông qua những thương vụ lớn, mới đây nhất là quyết định rót vốn vào Vietravel Airlines.

Vì sao DIC Corp hủy kế hoạch chào bán 200 triệu cổ phiếu?

Nhận thấy điều kiện thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay không thuận lợi, DIC Corp đã quyết định dừng chào bán 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và thoái vốn tại DIC Corp DIC Corp sẽ nộp tiền vi phạm và kiểm điểm theo kết luận thanh tra trước ngày 25/9