Giữa lúc doanh thu dầu khí giảm kỷ lục, Nga tìm ngay được khách sộp mua 55 tỷ mét khối khí đốt, tương đương lượng xuất khẩu sang châu Âu qua Nord Stream trước xung đột

Lượng khí đốt này dự kiến sẽ được trung chuyển qua Azerbaijan tới Iran.

Giữa lúc doanh thu dầu khí giảm kỷ lục, Nga tìm ngay được khách sộp mua 55 tỷ mét khối khí đốt, tương đương lượng xuất khẩu sang châu Âu qua Nord Stream trước xung đột

Nga vừa đạt được thỏa thuận cung cấp 55 tỷ mét khối khí đốt cho Iran trong dài hạn, hãng thông tấn Shana cho biết.

Thỏa thuận trên đạt được trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Mohsen Paknejad và Bộ trưởng Năng lượng Nga Sergei Tsivilev tại Moscow ngày 25/4.

Nga có thể cung cấp 1,8 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên cho Iran trong năm nay dù 2 bên vẫn chưa thỏa thuận về giá cả.

Mặc dù sở hữu trữ lượng khí đốt lớn thứ 2 thế giới sau Nga, Iran vẫn phải nhập khẩu khí đốt, bao gồm cả từ Turkmenistan, vì thiếu đầu tư nghiêm trọng, một phần là do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Các thỏa thuận sơ bộ được đưa ra khi Mỹ đang tìm cách cô lập Iran nếu Tehran không đồng ý với một thỏa thuận mới về việc thanh tra các cơ sở hạt nhân của nước này.

Nga đã tăng cường quan hệ với Iran kể từ xung đột với Ukraine và ký một hiệp định đối tác chiến lược với Tehran vào tháng 1. Cả hai nước đều đang chịu lệnh trừng phạt của phương Tây trong bối cảnh xuất khẩu dầu khí của Moscow sang châu Âu giảm mạnh.

Quảng cáo

Con số 55 tỷ mét khối khí đốt tương đương với lượng khí đốt mà Nga từng xuất khẩu qua tuyến đường ống Nord Stream tới châu Âu trước khi hệ thống này hư hại năm 2022.

Bộ trưởng Dầu khí Iran Mohsen Paknejad cho biết, lượng khí đốt này sẽ được trung chuyển qua Azerbaijan – quốc gia nằm giữa Iran và Nga.

Ngoài ra, Iran sẽ ký một thỏa thuận trị giá 4 tỷ USD với các công ty Nga để phát triển 7 mỏ dầu của nước này.

Ngoài thỏa thuận khí đốt, Nga cũng dự kiến hỗ trợ Iran xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới.

Năm ngoái, gã khổng lồ khí đốt Gazprom (Nga) ký một bản ghi nhớ với Công ty Khí đốt Quốc gia Iran về việc cung cấp khí đốt đường ống cho quốc gia hồi giáo.

Theo tính toán của Reuters, doanh thu từ việc bán dầu khí của Nga trong tháng 4 sẽ giảm 22% so với năm ngoái giữa bối cảnh giá hàng hóa giảm và đồng nội tệ mạnh lên. Mức giảm này sẽ lập nên một kỷ lục mới, điều chưa từng thấy ngay cả vào năm 2002, khi những biến động và đổ vỡ trong các mối quan hệ trước đó dẫn đến tình trạng hỗn loạn toàn cầu trên thị trường công nghiệp.

Số liệu ghi nhận vào tháng 3 cho thấy doan thu từ việc bán dầu khí của Nga đã giảm 17% so với năm trước. Tháng trước, lợi nhuận giảm xuống còn 13,2 tỷ USD trong khi doanh thu quý 1 giảm gần 10% xuống 31,8 tỷ USD.

Tham khảo: Reuters

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á

Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống, khi các dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế trong nước vẫng đang gặp khó khăn

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5 Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4