Thiên Nam Group bị xử phạt vì không công bố thông tin tài chính theo quy định

Việc chậm trễ công bố báo cáo kiểm toán năm 2023 khiến cổ phiếu TNA của Thiên Nam Group bị đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ giao dịch phiên chiều) từ ngày 24/5.

Thiên Nam Group bị xử phạt vì không công bố thông tin tài chính theo quy định

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty CP Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Thiên Nam Group, mã TNA) với tổng số tiền phạt 152,5 triệu đồng.

Trong đó, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thiên Nam bị phạt 92,5 triệu đồng do có hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Cụ thể, công ty này không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đối với báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023.

Đồng thời, công ty còn công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trang thông tin điện tử của HOSE đối với quyết định của hội đồng quản trị số 02/2023/QĐ-HĐQT ngày 8/2/2023 về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty; khi nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 26 ngày 16/2/2023.

Ngoài ra, Thiên Nam Group còn bị phạt 60 triệu đồng do có hành vi công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật. Trong đó, Thiên Nam đã công bố thông tin không đầy đủ nội dung tại báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2023: Theo báo cáo tài chính (BCTC) quý IV/2023, trong năm 2023, công ty có phát sinh giao dịch với bên liên quan, số dư cuối kỳ với bên liên quan (phải thu khác với ông Nguyễn Quang Hoà, Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu năm là 7.892.681.000 đồng, cuối năm là 32.502.892.000 đồng). Tuy nhiên nội dung giao dịch này không được trình bày đầy đủ tại báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2023.

Quảng cáo

Công ty CP Xuất nhập khẩu Thiên Nam tiền thân là Công ty Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu (Tenimex), trực thuộc UBND quận 10, TP. Hồ Chí Minh, được thành lập vào ngày 3/12/1994. Ngày 24/5/2000 Thủ Tướng Chính phủ ký quyết định số 58/2000/QĐTTg chuyển Công ty Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu quận 10 thành Công ty CP Xuất nhập khẩu Thiên Nam.

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là mua bán sắt thép - vật liệu hàn; kinh doanh bất động sản; giáo dục; công nghệ thực phẩm; kinh doanh giấy, đồ gỗ, tủ lạnh và máy tính điện tử.

Tháng 7/2005, Công ty CP Xuất nhập khẩu Thiên Nam chính thức niêm yết 1,3 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE với mã chứng khoán TNA. Đến nay, số lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty là hơn 49,2 triệu cổ phiếu, tăng gần 38 lần so với ngày đầu niêm yết.

Tuy nhiên, hiện tại, cổ phiếu TNA đang bị đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ giao dịch phiên chiều) từ ngày 24/5 do chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023 quá 45 ngày. Lý do của việc chậm trễ nộp báo cáo kiểm toán được Thiên Nam Group nêu ra là do có những khoản trích lập dự phòng mà Thiên Nam Group cần làm rõ hơn với đơn vị kiểm toán.

Về hoạt động kinh doanh, quý II/2024, Thiên Nam Group ghi nhận doanh thu đạt hơn 546 tỷ đồng, giảm 65,4% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 18,1 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 2,5 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 2,6% xuống còn 1,6%.

Lũy kế trong nửa đầu năm 2024, Thiên Nam Group ghi nhận doanh thu đạt 672 tỷ đồng, giảm 77,3% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 26,3 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 3,88 tỷ đồng).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

VEAM và những dấu ấn trong hành trình công nghiệp hóa đất nước

Ngày 9/5/2025, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập (12/5/1990 - 12/5/2025), đánh dấu hành trình trưởng thành và phát triển vượt bậc của một trong những doanh nghiệp trụ cột trong ngành cơ khí Việt Nam.

VEAM dự chi gần 6.700 tỷ đồng trả cổ tức VEAM họp cổ đông bất thường bầu thành viên HĐQT

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

Quý đầu năm 2025, lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành bất động sản tiếp tục phân hóa rõ nét với một bên là đà tăng trưởng ấn tượng của các “ông lớn” có dự án mở bán và bàn giao, với một bên là các doanh nghiệp vẫn chật vật với doanh thu sụt giảm, lợi

Nguồn cung bất động sản dự kiến bổ sung 14.000 sản phẩm trong quý 2/2025 Áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản, cần cách tiếp cận đồng bộ, toàn diện

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD

Cổ phiếu VIC tăng hơn 30% kể từ sau ĐHĐCĐ thường niên, đẩy giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Cập nhật từ Forbes, ông Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ USD.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Nhật Vượng, Hồ Hùng Anh: Ai có siêu kế hoạch tham vọng nhất Việt Nam? Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng vọt khi tung “bom tấn” lên sàn chứng khoán

Quản lý chặt sữa giả, thuốc giả: Vinamilk, Long Châu hưởng lợi

Đại diện Vinamilk cho biết, việc quản lý chặt sữa giả không chỉ là cơ hội cho riêng Vinamilk mà còn cho những công ty sữa nội địa làm ăn chân chính. Lãnh đạo FPT Retail cũng cho biết, xử lý các tổ chức làm thuốc giả giúp thị trường minh bạch và sự cạnh tr

Làn sóng IPO sắp trở lại với hàng loạt tên tuổi lớn Thaco, Vinpearl, Bách Hóa Xanh, Long Châu, TCBS… Lộ diện đối tác "vừa có tiền, vừa có kinh nghiệm" của FPT Retail, dự kiến mua 13% chuỗi Long Châu CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024, cao nhất từ trước đến nay Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán

Vinpearl định giá 71.300 đồng/cổ phiếu, thuộc top 15 công ty vốn hóa lớn nhất HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty CP Vinpearl (Mã VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/5/2025

Quý I, doanh thu dịch vụ, khách sạn Vinpearl tăng 45% so với cùng kỳ 2024, lên hơn 2.400 tỷ đồng HOSE chấp thuận niêm yết 1,79 tỷ cổ phiếu của Vinpearl