Thủ tướng: Những vấn đề của bất động sản không thể xử lý trong "một sớm một chiều"

Để tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, các chủ thể có liên quan cùng nhau chung tay giải quyết.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Chiều 3/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Cùng dự Hội nghị tại trụ sở Văn phòng Chính phủ có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng thương mại, các chuyên gia kinh tế.

Thị trường bất động sản vẫn còn những dấu hiệu chưa ổn định

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động từ bên ngoài và nội tại bên trong, cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, thị trường bất động sản có lúc thuận lợi và lúc khó khăn, các doanh nghiệp có lúc lãi và có lúc lỗ, nhưng điều quan trọng nhất là cần phát hiện kịp thời các vấn đề nổi lên, các khó khăn, vướng mắc, đánh giá đúng nguyên nhân, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, triển khai quyết liệt, hiệu quả.

Tiếp theo Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 17/2, để tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản đã được Chính phủ ban hành thời gian qua, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Thủ tướng nêu rõ, một hoặc hai hội nghị không thể giải quyết được hết tất cả những vấn đề đặt ra, trong đó có những vấn đề đã kéo dài hàng chục năm không thể xử lý trong "một sớm một chiều". Song tinh thần là rõ đến đâu xử lý đến đó, khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, khó khăn ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, các chủ thể có liên quan (các cơ quan quản lý, các địa phương, các bộ, các ngành, các doanh nghiệp, khách hàng và người dân có nhu cầu mua bán bất động sản) cùng nhau chung tay giải quyết, đề cao trách nhiệm mỗi chủ thể vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích chung, hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu cùng phân tích, đánh giá khách quan, trung thực tình hình thực hiện Nghị quyết 33 của Chính phủ và thị trường bất động sản hiện nay; phân tích kỹ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, từ đó đưa ra nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thị trường bất động sản, tập trung vào các vấn đề liên quan tới pháp lý, nguồn vốn, quy hoạch, tài chính, ngân hàng, thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền…

Hàng trăm dự án bất động sản được gỡ vướng

Trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, trong quý 2, nguồn cung bất động sản, nhà ở vẫn hạn chế. Số lượng dự án hoàn thành chỉ có 7 dự án với 2.424 căn (bao gồm 852 căn hộ; 1.572 căn nhà riêng lẻ); số lượng dự án triển khai chỉ bằng khoảng 50% so với quý 1/2023 và bằng khoảng 29,17% so với quý 2/2022.

Lý do khiến việc triển khai các dự án bị chậm hoặc bị dừng, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, là bởi nhiều dự án gặp khó khăn vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn…

Thống kê cho thấy hiện có 986 dự án với 413.539 căn đang triển khai xây dựng đang gặp khó khăn. Trong đó, khu vực miền Bắc có 415 dự án (176.317 căn hộ; 115.622 căn nhà riêng lẻ); khu vực miền Trung có 372 dự án (13.822 căn hộ, 75.770 căn nhà riêng lẻ); ở miền Nam có 197 dự án (2.170 căn hộ, 29.804 căn nhà ở riêng lẻ).

img2512-1691047886937918475905-8774.jpg
Quảng cáo

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. Ảnh: VGP

Đáng chú ý, thông tin kết quả hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng về giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án bất động sản cuối năm 2022, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, đơn vị này đã lần lượt làm việc trực tiếp với nhiều địa phương để rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Tính đến ngày 1/8, Tổ công tác đã nhận được 112 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 174 dự án bất động sản.

Cụ thể, tại TP.HCM, tổ công tác đã làm việc, để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản với khoảng 30 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 180 dự án nhà ở, khu đô thị.

Tổ công tác đã có 37 văn bản gửi UBND TP.HCM và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền. Hiện UBND TP.HCM đang triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành.

Theo thông tin của Sở Xây dựng, đến nay UBND TP.HCM đã chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án (tương đương 37,2% so với số lượng 180 dự án ban đầu), trong đó có 28 dự án theo hướng dẫn, đôn đốc của Tổ công tác; 39 dự án qua rà soát của địa phương.

Tại Hà Nội, tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 20 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 712 dự án nhà ở, khu đô thị.

Bộ Xây dựng xác định các vướng mắc chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng. Do đó, tổ công tác đã hướng dẫn UBND TP.Hà Nội tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền.

Ngoài ra, tổ công tác nhận được 12 văn bản của 12 doanh nghiệp và người dân kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho các dự án của doanh nghiệp trên địa bàn TP.Hà Nội. Tổ công tác đã xử lý 12 kiến nghị tại 11 văn bản gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền và báo cáo kết quả giải quyết về tổ công tác. Hiện UBND TP.Hà Nội đang triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành .

Đến nay, UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án (tương đương 58,8% so với số lượng 712 dự án ban đầu); thành phố đang tiếp tục chỉ đạo giải quyết cho 293 dự án.

Tại tỉnh Đồng Nai, tổ công tác đã trực tiếp đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với 7 dự án bất động sản lớn trong đó có các dự án của Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Hưng Thịnh...

Bộ Xây dựng xác định các vấn đề vướng mắc về quy hoạch đô thị và xây dựng (không thống nhất giữa 3 cấp độ quy hoạch) thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Đồng Nai, qua đó đã giải đáp, hướng dẫn UBND tỉnh và các Sở địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Tại tỉnh Bình Thuận, ngày 30/11/2022, Tập đoàn Novaland có văn bản gửi Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án Novaworld Phan Thiết - Dự án Tổ hợp khu du lịch Thung lũng Đại Dương tại tỉnh Bình Thuận liên quan đến việc phê duyệt giá đất, tính tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dự án.

Ngày 28/4, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận hướng dẫn tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho dự án của Tập đoàn NovaLand tại tỉnh Bình Thuận.

Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết 33 của Chính phủ, bên cạnh báo cáo về việc gỡ khó cho các dự án bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết đã có những tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Nhiều chung cư cũ có hiện tượng nứt sau bão, Bộ Xây dựng thúc các địa phương đẩy mạnh cải tạo chung cư cũ

Bộ Xây dựng vừa có Công văn 5297/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Một nhà đầu tư đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế Thái Phú Toàn trúng dự án hơn 4.170 tỷ đồng ở Phú Quốc

Huyện sắp lên quận của Hà Nội chuẩn bị đấu giá 26 thửa đất, khởi điểm chỉ từ 14 triệu đồng/m2

Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 - Quốc gia vừa thông báo ngày 30/9 này sẽ đưa 26 thửa đất thuộc khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 2), thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội ra đấu giá.

Một nhà đầu tư đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế Thái Phú Toàn trúng dự án hơn 4.170 tỷ đồng ở Phú Quốc

Một nhà đầu tư đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế

Theo công bố, hết hạn nhận hồ sơ chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Liên danh Công ty CP Đầu tư Nhà An Bình - Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Đắk Lắk.

Đồng Nai chọn chủ đầu tư xây khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng Tập đoàn nhà ông Donald Trump muốn đầu tư sân golf và tổ hợp vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng tại Hưng Yên

Huyện vùng ven Hà Nội tiếp tục bán đấu giá 58 thửa đất dù trước đó bị bỏ cọc hàng loạt

Cụ thể, các lô đất có diện tích từ hơn 76-189m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Hình thức đấu giá từng thửa đất bằng việc bỏ phiếu kín trực tiếp 1 vòng (1 lần) đấu theo phương thức trả giá lên.

Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn Vẫn chỉ có một nhà đầu tư duy nhất đăng ký xây khu đô thị hơn 35.000 tỷ ở Đông Anh

80% số lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai bị bỏ cọc, bao gồm lô hơn 100 triệu đồng/m2

Sau phiên đấu giá đất "nóng như chảo lửa" cách đây hơn 1 tháng tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), với lô có giá trúng cao nhất là hơn 100 triệu đồng/m2 - gấp 8 lần so với giá khởi điểm, có tới 55 lô đã chính thức bị bỏ cọc và hủy kết quả trúng đấu giá.

Một huyện ven Hà Nội tiếp tục đưa hơn 100 lô đất ra đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 3,5 triệu đồng/m2 Phần lớn các lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai bị bỏ cọc

Vẫn chỉ có một nhà đầu tư duy nhất đăng ký xây khu đô thị hơn 35.000 tỷ ở Đông Anh

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký lần 2 thực hiện dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.

Hà Nội ban hành tiêu chí xác định giá đất mới Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn

Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn

Cục Thuế TP.HCM vừa có kiến nghị khẩn đến UBND TP.HCM về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết gần 9.000 hồ sơ còn tồn đọng từ ngày 1/8/2024.

Đề xuất áp dụng mức 2% thuế đất hằng năm để chặn đầu cơ Gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Xác định “đúng người, rõ việc” khi tháo gỡ cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, bản án

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xác định “đúng người, rõ việc” khi tháo gỡ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát đầu cơ thổi giá đất làm loạn thị trường