Thanh khoản thấp và thiếu sự dẫn dắt, VN-Index cầm chừng

Dù đã đi qua tuần đáo hạn phái sinh nhưng thanh khoản của HOSE vẫn chưa được khôi phục rõ rệt. Chỉ số VN-Index trong cả phiên đầu tuần giao dịch giằng co.

Thanh khoản thấp và thiếu sự dẫn dắt, VN-Index cầm chừng

Định vị thị trường

Với tuần giảm điểm thứ 2 liên tiếp, VN-Index đang là một trong những chỉ số chứng khoán có thực lực yếu so với nhiều chỉ số. So với đầu tháng, VN-Index đã giảm 0,37% trong khi NIKKEI 225, KOSPI, STI, JKSE vẫn có thành tích tăng trên 3%.

Trong khi đó, xét về xu hướng kỹ thuật, trạng thái tăng ngắn hạn đã bị đánh mất sau khi xuyên thủng đường MA20 trong tuần vừa qua. Theo đánh giá của ông Bùi Văn Huy, Giám đốc chi nhánh TP.HCM, Công ty Chứng khoán DSC, hiện không có thị trường nào yếu như Việt Nam ở trong ngắn hạn. Thị trường Việt Nam cần phải tự thân lấy lại tâm lý và sẽ không còn chịu ảnh hưởng nhiều từ thế giới.

Chất xúc tác

Tuần vừa qua đã thể hiện rõ sự hụt hẫng của dòng tiền nội trong khi tiền ngoại có tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp. Theo thống kê, khối lượng giao dịch bình quân của cả 5 phiên đều dưới mức bình quân 20 phiên.

Câu chuyện về kỳ đáo hạn phái sinh đã kết thúc tuy nhiên thị trường lại đang chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ kéo dài tới đây. Khối lượng giao dịch khớp lệnh của phiên đầu tuần lại còn sụt so với phiên thứ Sáu tuần trước, đạt 451 triệu đơn vị.

bsc244a-899.jpg
Quảng cáo

Theo thống kê về giao dịch OMO của Ngân hàng nhà nước (NHNN), hoạt động rút ròng đã trở lại trong tuần vừa qua. Lượng tiền rút là hơn 22 nghìn tỷ đồng. Dù vậy, lãi suất qua đêm vẫn đang duy trì dưới mức 4% cho đến sáng nay.

Vận động nhóm ngành

Trong tuần điều chỉnh, thị trường vẫn có những điểm sáng về nhóm ngành như Chứng khoán và Mía đường, Dược phẩm. Sang tuần mới, trạng thái của các nhóm ngành trong phiên đầu tuần vẫn còn những gương mặt tích cực như AGR (+3,42%), ORS (+2,71%), LSS (+6,97%), VDS (+6,9%), SBT (+2,75%).

Tuy nhiên, sự phân hóa mạnh cũng đã xuất hiện khi các mã SSI (-0,69%), VND (-0,66%), FTS (-4,3%), VCI (-1,42%), BSI (-1,68%) bị chốt lời nhanh. SSI dường như đã phủ nhận hết thành quả tăng giá trong phiên bùng nổ khối lượng tuần trước với việc tiếp tục điều chỉnh giảm.

Các cổ phiếu Ngân hàng hiện nhận được thông tin chính thức về NHNN chấp thuận cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhưng phản ứng cũng không có sự khác biệt quá rõ. PGB (+3,4%), TCB (+2,8%), TPB (+1,3%) lại bị các cổ phiếu như BID (-1,1%), MSB (-1,2%), LPB (-1,8%) triệt tiêu ảnh hưởng.

Cả VN30 lẫn VN-Index gần như không thể trông đợi vào Ngân hàng. Tuy nhiên, các cổ phiếu lớn khác cũng không hoàn thành nhiệm vụ này. Theo thống kê, số lượng các mã tăng/giảm tại VN30 là bằng nhau, đều là 14 mã. Các mã NVL (+3,3%), POW (+1,6%), PDR (+1,5%) lại bị MSN (-4,1%), GAS (-2,4%), MWG (-2,3%) loại bỏ hết tác động.

Dù vẫn có một số cơ hội như TV2 (+6,96%), CTD (+6,91%), LSS, VDS nhưng nhìn chung nhà đầu tư không thể dễ dàng chọn đúng cổ phiếu. Bức tranh giao dịch của cả thị trường vẫn chưa thực sự rõ ràng với việc thiếu định hướng và thanh khoản eo hẹp.

vnindex244a-9600.jpg

VN-Index chốt phiên giảm 0,15% xuống 1.041,36 điểm. Tổng giá trị giao dịch sàn đạt gần 9.150 tỷ đồng. Trong khi đó, HNX-Index và UPCoM-Index cũng gần như không biến động đáng kể, giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Sau kiểm toán, lợi nhuận ABBank giảm 10%

Lợi nhuận trước thuế sau kiểm toán của ABBank chỉ còn hơn 523 tỷ đồng, giảm 59 tỷ đồng, tương đương giảm 10% so với con số ngân hàng tự lập và giảm 22,9% so với kết quả đạt được cùng kỳ năm trước.

Moody’s hạ bậc xếp hạng ABBank Một ngân hàng báo lợi nhuận quý II gấp gần 6 lần cùng kỳ 19 cổ đông sở hữu gần 67% vốn ABBank

Một số ngân hàng được nới “room” tín dụng

Ngân hàng nào có tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 đã đạt từ 80% chỉ tiêu NHNN đã thông báo đầu năm 2024 sẽ được chủ động điều chỉnh tăng thêm dư nợ tín dụng dựa trên cơ sở điểm xếp hạng của TCTD.

“Tăng trưởng tín dụng 14-15%/năm là thách thức lớn” Thủ tướng chỉ đạo xây dựng sản phẩm tín dụng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng sản phẩm tín dụng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.

“Tăng trưởng tín dụng 14-15%/năm là thách thức lớn” FiinRatings: Tín dụng tăng tốc báo hiệu thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ sôi động trở lại

Chủ tịch PGBank: Những thay đổi về nhân sự không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của PGBank

Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT PGBank, những biến động nhân sự thượng tầng trong thời gian qua của ngân hàng là do liên quan đến các bước chuyển đổi và tái cơ cấu theo đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Lộ diện 2 ứng viên dự kiến vào HĐQT của PGBank PGBank muốn chuyển trụ sở về Tòa nhà Thành Công Sau kiểm toán, lợi nhuận của PGBank giảm 21% PGBank ra sao hậu thay chủ mới?