Tăng trưởng tín dụng có thể giảm nhẹ hoặc đi ngang vào đầu năm 2024

Theo quan sát, tăng trưởng tín dụng có xu hướng bật tăng mạnh vào tháng cuối quý sau đó có thể giảm nhẹ hoặc đi ngang ở những tháng liền sau đó.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tăng trưởng tín dụng có thể giảm nhẹ hoặc đi ngang vào đầu năm 2024.
Tăng trưởng tín dụng có thể giảm nhẹ hoặc đi ngang vào đầu năm 2024.

Cập nhật mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tín dụng của toàn ngành ngân hàng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý cuối cùng của năm 2023, giúp tăng trưởng cả năm đạt 13,71% so với đầu năm. Riêng trong quý 4 tăng trưởng ước đạt 6,3% so với quý trước, trong đó, mức tăng trưởng của tháng 11, 12 ghi nhận vượt trội hơn so với các tháng trước đạt lần lượt 1,83% và 4,17% so với tháng trước.

Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới công bố, các chuyên gia phân tích tại công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, tín dụng tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm có thể đến từ việc các ngân hàng cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong quý cuối cùng để tối đa hóa hạn mức được cấp trong năm 2023, nhằm tạo cơ sở thuận lợi cho hạn mức được cấp trong năm 2024.

Bên cạnh đó là sự điều tiết linh hoạt của NHNN trong việc phân bổ lại hạn mức tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng trong hệ thống căn cứ trên công văn số 9200/NHNN-CSTT ngày 29/11. Theo đó, NHNN cho phép các ngân hàng chủ động điều chỉnh tăng dư nợ tín dụng nếu tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 29/11 đã đạt ít nhất 80% tổng mức tăng trưởng tín dụng được cấp cho cả năm 2023.

Tổng mức tăng thêm được căn cứ trên ba tiêu chí. Thứ nhất, ngân hàng được phép tăng thêm dựa trên công thức “Tổng điểm xếp hạng năm 2022”*1%.

Thứ hai, ngân hàng được phép tăng thêm 0,5% nếu đáp ứng một hoặc đồng thời 2 điều: tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 20% trở lên và tổng dư nợ nhóm này là 35.000 tỷ đồng; tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp từ 25% trở lên hoặc tổng dư nợ đối với lĩnh vực này là 100.000 tỷ đồng.

Thứ ba, ngân hàng được phép tăng thêm 0,5% nếu có mức lãi suất cho vay bình quân thấp hơn mức lãi suất cho vay bình quân của hệ thống tại thời điểm cuối kỳ báo cáo tháng 10/2023. Các Ngân hàng đáp ứng được chỉ tiêu này tại thời điểm đó bao gồm VCB, CTG, BID, ACB, MBB, MSB, TCB, VPB.

Theo quan sát, tăng trưởng tín dụng có xu hướng bật tăng mạnh vào tháng cuối quý sau đó có thể giảm nhẹ hoặc đi ngang ở những tháng liền sau đó. Do đó, chuyên gia VDSC cho rằng, với sự bật tăng mạnh trong hai tháng cuối quý 4/2023, không loại trừ khả năng tăng trưởng tín dụng sẽ giảm nhẹ hoặc đi ngang trong những tháng đầu của năm 2024, đặc biệt khi đây thường là giai đoạn thấp điểm của hoạt động kinh doanh.

“Do tăng trưởng tín dụng bật tăng mạnh trong tháng cuối năm 2023, chúng tôi đánh giá đóng góp của yếu tố này vào lợi nhuận của một vài ngân hàng là không quá lớn do dư nợ bình quân theo thời gian có thể nhỏ hơn dư nợ tín dụng báo cáo cuối kỳ”, chuyên gia VDSC cho biết.

Cho năm 2024, NHNN định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 15% và đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm cho các tổ chức tín dụng.

Nhà điều hành cũng nhấn mạnh, cơ sở đánh giá diễn biến, tình hình thực tế phù hợp sẽ điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng năm 2024 và chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của từng tổ chức tín dụng để gửi đến từng tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng đủ và kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Theo đó, tổ chức tín dụng không cần có văn bản đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng gửi NHNN.

Điều này có thể được hiểu, NHNN có thể chuyển hạn mức ở các ngân hàng không sử dụng hết sang các ngân hàng cần được cấp thêm hạn mức như đã thấy vào cuối năm 2023, mà TCTD không cần có văn bản đề nghị.

Đối với điểm xếp hạng, NHNN không công bố về điểm xếp hạng của các ngân hàng. Tuy nhiên, theo Thông tư 52, thì điểm xếp hạng sẽ được chấm dựa trên bộ tiêu chí CAMELS.

Với bộ tiêu chí này, các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, bộ đệm vốn cao, đảm bảo an toàn thanh khoản, đồng thời tham gia tích cực vào việc hỗ trợ tái cấu trúc ngân hàng yếu kém, và hỗ trợ phục hồi kinh tế (thông qua giảm lãi suất cho vay) sẽ là những ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao hơn mức trung bình ngành.

Ngoài ra, bằng cách phân bổ và định hướng phân bổ được NHNN công bố rõ ràng vào thời điểm đầu năm, các TCTD sẽ có sự chủ động tốt hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh và điều tiết giải ngân tín dụng trong năm 2024, tránh sự dồn cục tại một số thời điểm trong năm.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Nhịp cầu doanh nghiệp

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng

Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, là vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, mà còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Chat với BizLIVE