Tân Hiệp Phát: Từ “đế chế” giải khát tỷ đô đến cú “sẩy chân” vì bất động sản

Với lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm từ mảng đồ uống, Tân Hiệp Phát đã mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác, trong đó nổi bật nhất là bất động sản. Tuy nhiên, cũng chính bước đầu tư ngoài ngành này đã khiến ông chủ Tân Hiệp Phát và con gái vướn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thành lập từ năm 1994, đến nay Tân Hiệp Phát đã trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực nước giải khát, đồ uống không cồn.

Tập đoàn này hiện sở hữu 4 nhà máy sản xuất tại Bình Dương, Hà Nam, Chu Lai (Quảng Nam) và Hậu Giang, cùng các pháp nhân thành viên như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát, Công ty TNHH Number One Hà Nam, Công ty TNHH Number One Chu Lai, trong đó Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp “hạt nhân”.

Tính đến ngày 9/9/2022, Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát có vốn điều lệ 1.706 tỷ đồng với các cổ đông gồm bà Phạm Thị Nụ nắm 54,5%, bà Trần Uyên Phương nắm 29,4%, bà Trần Ngọc Bích nắm 16,1%.

Tuy nhiên, cập nhật đến ngày 22/9/2022, vốn điều lệ đăng ký của Tân Hiệp Phát giảm còn 276 tỷ đồng, và tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình ông Thanh không thay đổi.

thp-tran-qui-thanh-5979.png

Ông Trần Quí Thanh và hai con gái Trần Uyên Phương (trái), Trần Ngọc Bích (phải)

Quy mô doanh nghiệp trị giá hàng tỷ USD

Dù có nhiều thông tin cho rằng quy mô của Tân Hiệp Phát có thể lên tới hàng tỷ USD nhưng sau 30 năm thành lập, Tân Hiệp Phát vẫn chưa niêm yết trên sàn chứng khoán nên thông tin về tài chính của doanh nghiệp này vẫn tương đối hạn chế.

Tuy nhiên, vào năm 2018, trong quyển sách “Competing with giants” bà Trần Uyên Phương - con gái ông Trần Quí Thanh, nhà sáng lập kiêm CEO Tập đoàn Tân Hiệp Phát – từng tiết lộ chi tiết, năm 2012, Coca-Cola đã đưa ra lời đề nghị mua lại Tân Hiệp Phát với giá 2,5 tỷ USD.

7 năm sau khi từ chối lời đề nghị của Coca-Cola, Tân Hiệp Phát lại một lần nữa gây xôn xao khi CEO Trần Quí Thanh chia sẻ trên Bloomberg rằng Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm một đối tác chiến lược và mạnh về vốn, có thể đầu tư 3 tỷ USD để biến doanh nghiệp trở thành một Red Bull tiếp theo của Đông Nam Á.

Khi đó, ông Thanh cho biết, Tân Hiệp Phát không cần tiền, mà cần một chuyên gia trong ngành để phát triển cùng nhau. Nhà sáng lập Tân Hiệp Phát kỳ vọng sẽ tăng doanh thu gấp đôi, lên 1 tỷ USD trong vòng 5 năm và giá trị của doanh nghiệp có thể đạt 5 tỷ USD.

Được biết, hiện doanh nghiệp này đang có các khoản đầu tư lên tới 500 triệu USD cho ba nhà máy tại Hà Nam, Quảng Nam và Bình Dương và dự kiến đầu tư thêm 500 triệu USD nữa cho giai đoạn tiếp, hay đầu tư 4.000 tỷ đồng cho 3 giai đoạn của nhà máy ở Hậu Giang…

Về kết quả kinh doanh, theo số liệu gần nhất, năm 2019, riêng doanh nghiệp vận hành nhà máy tại Bình Dương của Tân Hiệp Phát ghi nhận doanh thu đạt 5.850 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.554 tỷ đồng. Trong khi, nhà máy Number One Hà Nam trong năm 2019 ghi nhận doanh thu lên gần 2.000 tỷ đồng, lãi thuần đạt hơn 784 tỷ đồng. Nhà máy Number One Chu Lai cũng ghi nhận doanh thu 1.393 tỷ đồng và lợi nhuận thuần khoảng 489 tỷ đồng trong năm 2019.

Quảng cáo

Sẩy chân vì bất động sản

Đáng chú ý, những năm qua, mảng đồ uống đã tạo ra hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm cho Tân Hiệp Phát trong suốt một thời gian dài. Lợi nhuận này chủ yếu phân phối lại cho các thành viên trong gia đình ông Trần Quí Thanh và qua những khoản đầu tư của các thành viên trong gia đình.

Thế nhưng giữa lúc đang “ăn nên làm ra” từ mảng kinh doanh cốt lõi, tập đoàn này lại quyết định lấn sân sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập hàng loạt công ty với tổng vốn điều lệ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Theo đó, giai đoạn 2017-2021, Tân Hiệp Phát cho thành lập gần 40 công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Phần lớn các công ty này do bà Trần Uyên Phương đứng tên đại diện pháp luật, làm cổ đông sáng lập.

Bên cạnh đó, có một số công ty do ông Trần Quí Thanh, hoặc vợ là bà Phạm Thị Nụ, con gái là bà Trần Ngọc Bích làm đại diện pháp luật hoặc có tên trong danh sách cổ đông sáng lập.

Ngoài ra, cũng có gần chục công ty liên quan mới được thành lập trong giai đoạn 2018-2021 có tên trong danh sách góp vốn thành lập các công ty do bà Phương, ông Thanh trực tiếp làm đại diện pháp luật.

Đáng chú ý, chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 18-24/4/2019, Tân Hiệp Phát thành lập tới 10 công ty với cùng vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và cùng cơ cấu sở hữu: bà Trần Uyên Phương nắm giữ 99,9%, bà Trần Ngọc Bích nắm giữ 0,05% và bà Phạm Thị Nụ nắm giữ 0,05%. Đến tháng 5/2019, Tân Hiệp Phát tiếp tục thành lập CTCP Đầu tư và Phát triển bất động sản Lộc Điền với vốn điều lệ 3.830 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong chưa đầy 1 tháng, Tân Hiệp Phát đã thành lập tới 11 công ty có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản với tổng vốn điều lệ đăng ký lên đến 18.830 tỷ đồng. Tuy nhiên, đa số những công ty trên hiện đã phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể.

Ngoài những công ty có vốn “khủng” trên, từ đầu năm 2018 đến năm 2019, gia đình ông Trần Quí Thanh còn thành lập cả chục công ty bất động sản khác, trong đó nổi bật là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh có vốn 1.200 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng có vốn 772 tỷ đồng.

Sau khi chững lại trong năm 2020, sang năm 2021-2022, Tân Hiệp Phát lại tiếp tục thành lập thêm khoảng chục doanh nghiệp bất động sản mới với vốn điều lệ mỗi doanh nghiệp khoảng vài trăm tỷ đồng. Các doanh nghiệp này đều do các thành viên trong gia đình ông Thanh nắm vốn và làm đại diện pháp luật, trong đó phần lớn là do bà Trần Uyên Phương đứng tên.

1-4703.jpg

Trong số các doanh nghiệp do bà Trần Uyên Phương là người đại diện pháp luật có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Việc liên tiếp thành lập hàng chục doanh nghiệp mới là một phần trong kế hoạch hiện thực hóa tham vọng “nhảy” sang lĩnh vực bất động sản của ông Trần Quí Thanh. Tuy nhiên, cũng chính lĩnh vực này đã khiến ông Trần Quí Thanh và con gái sa cơ, rơi vào vòng lao lý.

Ngày 8/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Quí Thanh và hai con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích. Ngày 10/4/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quí Thanh, bà Trần Uyên Phương.

Theo Bộ Công an, việc khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Quí Thanh, bà Trần Uyên Phương và khởi tố bà Trần Bích Ngọc nằm trong diễn tiến giải quyết đơn của một số người dân ở TP.HCM, Đồng Nai tố ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và một số cá nhân khác đã thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP.HCM từ tháng 11/2020.

Quá trình điều tra, đến nay cơ quan điều tra đã có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Loạt dự án mở bán mới ở các huyện vùng ven kéo giảm giá nhà “triệu đô” ở Hà Nội

Quý đầu năm nay, các sản phẩm nhà ở thấp tầng đều ghi nhận mức giảm theo quý nhưng tăng theo năm. Cụ thể, giá biệt thự giảm 14% theo quý nhưng tăng gấp đôi theo năm, trung bình đạt 282 triệu đồng/m2. Giá nhà liền kề giảm 14% theo quý, tăng 24% theo năm, đạt 239 triệu đồng/m2 đất.

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn" Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Giá biệt thự tại Hà Nội tăng 29% mỗi năm

Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025, Savills Việt Nam cho biết, phân khúc biệt thự/nhà liền kề ghi nhận tín hiệu tích cực. Đặc biệt tại thị trường Hà Nội, giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm...

Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Diễn biến trái chiều giá chung cư Hà Nội

Thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận diễn biến trái chiều trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong khi thị trường sơ cấp vẫn duy trì đà tăng giá thì thị trường thứ cấp, giá đã chững lại và đi ngang. Tỉ lệ thanh khoản trên cả 2 thị trường này nhìn chung là

Giá chung cư Hà Nội đã tăng 50% chỉ sau 1 năm, xuất hiện dự án có giá bán từ 200 triệu đồng/m2 Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Chính phủ vừa ban hành.

Thương mại Bắc Nam muốn xây khu dân cư hơn 1.120 tỷ đồng ở Thanh Hóa Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi?

Diễn biến trái chiều giá căn hộ tại Hà Nội

Trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội tăng 22% theo năm. Trái ngược với xu hướng này, thị trường thứ cấp trong quý 1/2025 lại chứng kiến sự điều chỉnh giảm giá, trong khi đó giá sơ cấp tiếp tục neo ở mức cao.

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa Dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp Newtown Diamond với loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Thiếu hụt dòng tiền, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina muốn vay Vinaconex thêm 300 tỷ đồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia