PNJ: Giữ kế hoạch tấn công, “lấn sân” ngành làm đẹp

Lãnh đạo PNJ cho biết, dù sức mua co lại nhưng công ty vẫn giữ kế hoạch tấn công thay vì phòng thủ. Ngoài ra còn tiết lộ sẽ mở rộng ngành mới liên quan làm đẹp nhưng chưa chia sẻ kế hoạch cụ thể.

Năm 2022, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 33.877 tỷ đồng, tăng hơn 73% so với năm 2021, vượt 31% kế hoạch năm. Trong đó, doanh thu mảng bán lẻ tăng trưởng tới 78%.

Lãi sau thuế tăng 76% so với năm trước và đạt gần 1.811 tỷ đồng, vượt 37% kế hoạch năm. Đây là con số kỷ lục chưa từng có trong lịch sử phát triển của công ty.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức sáng ngày 27/4, PNJ đặt mục tiêu doanh thu năm 2023 gần 35.598 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 1.937 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 7% so với thực hiện năm 2022.

Về hoạt động đầu tư, PNJ định hướng tập trung vào 3 mảng chính gồm nâng cấp và mở rộng hệ thống bán lẻ hiện đại (tiếp tục mở thêm 20-25 cửa hàng); đầu tư các dự án công nghệ thông tin; nâng cao năng lực và đổi mới công nghệ sản xuất.

PNJ đề xuất hai phương án thưởng tiền mặt cho HĐQT và lãnh đạo chủ chốt trong năm 2023 nếu lãi sau thuế vượt năm 2022.

Cụ thể, nếu lãi sau thuế 2023 đạt 1.810,7 tỷ đồng trở lên (tương đương lãi sau thuế 2022) sẽ thưởng cho HĐQT và lãnh đạo chủ chốt 35 tỷ đồng. Còn nếu lãi sau thuế 2023 đạt 1.937,2 tỷ đồng trở lên (tương đương kế hoạch 2023) sẽ thưởng cho HĐQT và lãnh đạo chủ chốt 50 tỷ đồng.

Vẫn thấy được câu chuyện nhóm khách hàng mới

Trước câu hỏi của cổ đông về dự báo khi nào thị trường trang sức hồi phục, ông Lê Trí Thông, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc cho biết, thị trường trang sức phục hồi phụ thuộc tình hình kinh tế trở nên sáng hơn.

“Chờ tháng 5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có tăng lãi suất hay không, mức cao nhất là bao nhiêu, từ đó ảnh hưởng tới tiền tệ, cung tiền, giá USD, tỷ giá, chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới chính sách tín dụng, ảnh hưởng lên các hoạt động mua bán kinh doanh, sức mua của người dân trong ngành hàng luxury hay thiết yếu, tùy thuộc vào quyết sách của kinh tế vĩ mô đến vi mô, thời gian phải tính bằng quý”, ông Thông nêu.

Quảng cáo

Theo vị này, công ty đang cam kết với cổ đông khi trình phương án kinh doanh đẹp nhất là hy vọng trong quý 4 thị trường có sự quay đầu về sức mua.

Lãnh đạo công ty cũng chia sẻ về kế hoạch tham gia mảng kinh doanh mới, gắn với ngành hàng liên quan làm đẹp cho cuộc sống, con người. Tuy nhiên, công ty không có ý định đi quá xa giá trị cốt lõi. Hiện chưa thể nói kế hoạch cụ thể, cần quan sát thêm sức mua, thị trường.

Về kế hoạch mở mới của hàng trong bối cảnh sức mua đang giảm, lãnh đạo PNJ cho biết, sức mua đang có sự co lại, tuy nhiên PNJ vẫn tiếp tục giữ khách hàng, mang tính tấn công thay vì phòng thủ.

“Công ty tiếp tục mở mới 20-25 cửa hàng vì vẫn thấy được câu chuyện nhóm khách hàng mới, có thể tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Tích lũy giai đoạn 2020 - 2021 đã giúp công ty đột phá kết quả trong 2022. Công ty không mở rộng khắp nơi mà chỉ mở ở thị trường chiến lược”, CEO PNJ chia sẻ.

“Định hướng về mảng bán lẻ và vàng miếng trong năm 2023? Chi phí nâng cấp nhà máy sản xuất, công suất? Tiêu dùng đang chậm, chiến lược marketing như thế nào?”, cổ đông nêu câu hỏi với lãnh đạo doanh nghiệp.

Theo đó, ông Thông cho biết, năng lực về bán lẻ PNJ đã đầu tư trong 5 năm với mạng lưới cửa hàng rộng khắp, tiếp cận được khách hàng một cách chủ động, từ online đến offline.

Về công suất nhà máy, trước đây nhà máy có công suất 4 triệu sản phẩm, chưa xây nhà máy tại Long Hậu, thay vào đó hiện công ty áp dụng các phương pháp tối ưu hóa về tổ chức sản xuất, quy trình và cải thiện được 40-50% công suất trên diện tích hiện tại. Thời gian tới nghiên cứu phát triển nhà máy mới với năng lực hoạt động tự động.

Sức mua chung đang giảm, lãnh đạo công ty đánh giá, còn thêm ít nhất 1-2 quý nữa thị trường mới phục hồi, công ty tiếp tục tìm cách tiếp cận khách hàng mới, duy trì sức phát triển. Nếu có giảm thì cũng giảm ít hơn so với thị trường, nếu phục hồi sớm thì bứt phá sớm.

“Chúng tôi đưa ra khái niệm tối ưu hóa các chi phí, không có nghĩa là giảm tất cả chi phí, hướng đến hiệu quả chi phí mang lại để gia tăng lợi nhuận. Đây cũng là yếu tố giúp công ty đặt kế hoạch doanh thu chỉ tăng 5% nhưng lợi nhuận tăng 7%. Công ty có những lợi thế, có những bài toán chiến lược. Nhịp sống này đã chuẩn bị từ những năm trước”, CEO PNJ trả lời về khả năng cắt giảm marketing.

Về tồn kho, PNJ không giảm tồn kho con số tuyệt đối mà tối ưu hóa, giá trị tồn kho ngành trang sức khác một số ngành khác, có những tồn kho có giá trị gia tăng trong tương lai.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Công bố kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN

Kết quả kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2024 của Bộ Công Thương cho thấy, chi phí sản xuất điện vẫn cao hơn giá bán lẻ bình quân khiến EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện.

Tài chính của EVN đã tốt hơn, chỉ lỗ 8.000 tỷ đồng sau nửa đầu năm 2024 EVN trước bài toán khó, làm thế nào để tránh thua lỗ?

Doanh thu và sản lượng bán thép quý III/2024 của Hòa Phát "hạ nhiệt" so với quý trước

Quý III/2024, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu hơn 34.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước song giảm gần 13,5% so với quý liền trước. Nguyên nhân là do thị trường thép vẫn gặp nhiều khó khăn khiến sản lượng và giá bán đều giảm.

2 công ty con của Hòa Phát bị Canada kết luận bán phá giá dây thép Ủy ban châu Âu giới hạn 15% đối với nhập khẩu HRC từ Việt Nam: Hòa Phát chịu ảnh hưởng như thế nào?

“Gánh” 1.400 tỷ đồng nợ trái phiếu, chủ đầu tư The Esme Dĩ An tiếp tục chuỗi ngày kinh doanh thua lỗ

“Gánh” 1.400 tỷ đồng nợ trái phiếu, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thiên Hà – Băng Dương là chủ đầu tư The Esme Dĩ An ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ 375 triệu đồng trong nửa đầu năm nay, tiếp tục kéo dài chuỗi kinh doanh thua lỗ.

Một công ty bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nợ thuế gần nghìn tỷ vừa phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 12,5%/năm MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

Nam Long bổ sung tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu 500 tỷ đồng huy động để triển khai dự án Waterpoint

Nam Long vừa bổ sung 5,4% cổ phần tại Nam Long VCD để làm tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu trị giá 500 tỷ đồng phát hành nhằm huy động vốn triển khai dự án Waterpoint giai đoạn 2.

Nam Long muốn phát hành 950 tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ Nam Long thành lập 2 pháp nhân nhận chuyển nhượng bất động sản tại dự án Waterpoint

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Tàu bay A321 thế hệ mới mang hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp vừa được Airbus bàn giao cho Vietjet tại sân bay Orly (Paris) trước sự chứng kiến và chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãn

Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD, dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Hòa Phát nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước 10.000 tỷ đồng. Trong đó, các công ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát, Xây dựng & Phát triển Đô thị Hòa Phát.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Hòa Phát có thể lãi ròng hơn 2.200 tỷ đồng trong quý III/2024

Thị trường máy nông nghiệp: Khó cạnh tranh do đâu?

Khó cạnh tranh với các sản phẩm Trung Quốc là thực trạng thị trường máy nông nghiệp Việt Nam, do giá thành cao bởi các chính sách về thuế và việc cho phép nhập khẩu máy móc nông nghiệp qua sử dụng không có quy định thời hạn và tiêu chuẩn chất lượng kỹ thu

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân" Chốt giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024, tiếp tục chính sách cho vay vốn hỗ trợ lãi suất

Vinamilk và những dấu mốc hành trình nửa thế kỷ

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) liên tục ghi dấu ấn trên thị trường sữa trong nước và thế giới. Ngay cả sau khi tái định vị thương hiệu Vinamilk vẫn khẳng định được vị thế của mình.

Nghịch lý VNM, "cứu tinh" của thị trường lại đang dò đáy Làm tốt trọng trách trụ đỡ trong 4 tuần, đã đến lúc VNM cần được san sẻ gánh nặng

Vietjet và CFM International ký kết thỏa thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Vietjet và CFM International - liên doanh giữa Safran Aircraft Engines và GE Aerospace, ký kết thoả thuận cho hơn 400 động cơ LEAP-1B cùng các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các máy bay thân hẹp của hãng, với tổng giá trị 8 tỷ USD.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes gọi tên Vinamilk, Vietjet, Petrolimex… Vietjet và Honeywell thỏa thuận trị giá 1,1 tỷ USD, dấu mốc phát triển xanh tiến tới sử dụng năng lượng sạch

PNJ bị xử phạt 1,34 tỷ đồng sau đợt thanh tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Quyết định xử phạt nêu nguyên nhân PNJ bị xử phạt là do ban hành quy định nội bộ, các thực hành phân loại khách hàng theo rủi ro, báo cáo giao dịch giá trị lớn và kiểm toán nội bộ chưa đủ chặt chẽ và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền,...

PNJ chốt ngày trả cổ tức 1.400 đồng/cổ phiếu trong tháng 10 Dragon Capital nâng sở hữu tại PNJ, trở lại ghế cổ đông lớn PVD