Phát triển kinh tế ĐBSCL: Dư địa lớn cho ngành thủy sản

Năm 2022, ngành thủy sản cả nước tăng trưởng mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay với hơn 10 tỷ USD.

Kết quả ấy có sự đóng góp không nhỏ của ngành thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong khu vực này đang tiếp tục nỗ lực phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại, bền vững và phát thải thấp.

Năm thắng lợi của ngành thủy sản

Tại Đồng Tháp, năm 2022, có thể xem là năm thắng lợi của ngành thủy sản nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng. Ước đến cuối năm 2022, tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh đạt 12.831 tỷ đồng, trong đó, ngành hàng cá tra chiếm 64,1% tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản. Đồng Tháp là tỉnh sản xuất cá tra lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm trên 33% diện tích và 34,8% sản lượng cá tra toàn vùng, với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (cá tra) của Đồng Tháp so với cả nước chiếm khoảng gần 40%; cung cấp hàng năm khoảng 60% sản lượng cá giống cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn cho hay, tính đến tháng 11/2022, diện tích lũy kế nuôi cá tra của tỉnh ước đạt 2.450 ha, tăng 17,3% so cùng kỳ năm 2021, với sản lượng thu hoạch 505.000 tấn; xuất khẩu ước đạt 270.077 tấn, kim ngạch ước đạt 847 triệu USD, tăng 31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 và đứng đầu trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh, hiện có 28 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản (chủ yếu là chế biến cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu), với tổng công suất thiết kế khoảng hơn 500.000 tấn/năm, thu hút hơn 25.000 lao động.

Thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước. Cả nước hiện có trên 1 triệu ha nuôi thủy sản, thì ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm khoảng 70%. Ngành nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh, là vùng có sản lượng và giá trị lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 65%.

Trong số đó, có hai đối tượng chủ lực là cá tra - đóng góp khoảng 98% và tôm - đóng góp khoảng 63% tổng sản lượng trong cả nước. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao và làm thay đổi cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân, hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang nhận được sự quan tâm lớn từ Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Ngày 11/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu đến năm 2045, định hướng phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học - công nghệ tiên tiến, có vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển. Theo đó, nhấn mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.

Hiện đại, giảm phát thải

104351-dong-thap-dien-tich-luy-ke-nuoi-ca-tra-uoc-dat-2-450-ha-2580.jpg

Vùng nuôi cá tra nguyên liệu ở xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nhựt An - TTXVN

Quảng cáo

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho rằng, cũng như các ngành nông nghiệp khác, nuôi trồng thủy sản trong cả nước nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, gia tăng lượng phát thải và ô nhiễm môi trường. Xu thế nuôi trồng thủy sản hiện nay của thế giới và Việt Nam là tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, hiệu quả và giảm phát thải. Vì vậy, vấn đề phát triển chuỗi thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng hiện đại, bền vững, phát thải thấp là rất cần thiết; góp phần thực hiện chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo định hướng của Chính phủ và ngành nông nghiệp.

Nói về cá tra - một trong hai đối tượng chủ lực của ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá, tiềm năng, lợi thế về thủy sản, nhất là nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long rất lớn nhưng chưa được khai thác hết, trong quá trình phát triển ngành hàng cá tra phải đối mặt với không ít khó khăn về chất lượng con giống, nguồn giống cá tra bố mẹ chất lượng cao…

Ông Phùng Đức Tiến cho rằng để phát triển ngành hàng cá tra cần khắc phục những hạn chế nói trên và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một số doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào ngành thủy sản, gia tăng giá trị sản phẩm, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

Điển hình như Tập đoàn Việt Úc (tỉnh An Giang) ứng dụng công nghệ để chọn tạo giống cá tra nâng cao chất lượng xuất khẩu; Tập đoàn Mỹ Lan (tỉnh Trà Vinh) đã ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong nuôi cá tra. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (tỉnh Đồng Tháp) cũng ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi và chế biến cá tra đảm bảo xuất khẩu.

Giai đoạn cá thịt, công ty thử nghiệm quy trình nuôi cá hạn chế thay nước (IPRS, vi sinh xử lý môi trường); ưu tiên sử dụng vi sinh có lợi, kiểm soát vi sinh gây hại, hạn chế sử dụng kháng sinh. Công ty sử dụng phụ phẩm sau chế biến cá tra để sản xuất collagen, dầu cá; áp dụng công nghệ hiện đại xử lý nước thải, chế biến, làm phân bón từ bùn thải nhà máy.

Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn chia sẻ, nâng cao chất lượng cá tra thông qua giảm phát thải là một trong những phương hướng tiềm năng giúp nâng giá thành của sản phẩm. Ngành chức năng cần đào tạo kiến thức trong quản lý để ngành hàng cá tra hạn chế phát thải ra môi trường; hỗ trợ nghiên cứu những đề án về giảm phát thải và kinh tế tuần hoàn.

"Nông nghiệp xanh là xu thế, tương lai bền vững, doanh nghiệp chúng tôi cam kết đồng hành cùng Nhà nước, Chính phủ hướng đến mục tiêu giảm phát thải và tăng trưởng kinh tế", bà Trương Thị Lệ Khanh khẳng định.

Để góp phần giảm phát thải, hiện đại hóa ngành thủy sản, một số công ty đã nghiên cứu thành công, cho ra đời nhiều sản phẩm công nghệ hữu ích. Nổi bật là nền tảng số cho hệ sinh thái thủy sản bền vững với tên gọi Tomota của Công ty cổ phần Công nghệ OTANICS (tỉnh Cà Mau).

Theo Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ OTANICS Vũ Văn Vân, các sản phẩm Tomota dành cho trại nuôi tôm như quản lý thiết bị nuôi tôm; quản lý nước trong ao nuôi; kiểm soát chất lượng giống; giám sát tăng trưởng... Đặc biệt, Tomota có thể quản lý thức ăn với cân điện tử trên mặt nước, ghi nhận chính xác giúp quản lý hiệu quả, cho ăn đúng chương trình mong muốn, tránh thất thoát, lãng phí thức ăn và ô nhiễm nguồn nước.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, với tiềm lực mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long nên phát triển ngành hàng tôm và cá tra. Ngoài ra, dư địa phát triển nghề nuôi biển còn rất lớn, cần phát huy tiềm năng này để tạo ra ngành hàng mới là sản xuất rong biển, góp phần giảm phát thải.

Ông Lê Văn Sử mong muốn các bộ, ngành liên quan hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện những chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo trên tất cả lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Ưu tiên ứng dụng số, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT) vào quản lý, vận hành và tổ chức sản xuất đối với các khu vực sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng chuyển đổi số để kiểm soát chất lượng, quản lý khai thác và truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Bên trong dự án căn hộ hạng sang có giá bán đắt đỏ bậc nhất Thủ đô vừa ra mắt thị trường

Là dự án căn hộ hạng sang hiếm hoi tại khu vực nội đô Hà Nội được ra mắt thị trường trong thời gian gần đây, The Nelson Private Residences có giá bán khởi điểm từ 135 triệu đồng/m2.

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Thị trường căn hộ Hà Nội tiếp tục tăng trưởng tốt

Đồng Nai yêu cầu kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ngày 25/11 đã ký Văn bản 14516/UBND –KTN gửi các đơn vị liên quan về việc yêu cầu tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.

Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn Hơn 1.300 hồ sơ tham gia đấu giá 34 lô đất ở huyện Thạch Thất

Sun Group và hành trình “làm giàu” tài nguyên văn hóa tại đô thị nghỉ dưỡng Hà Nam

Mùa xuân năm 987, Vua Lê Đại Hành đã khai mở Lễ hội Tịch điền cầu mùa màng tốt tươi tại chân núi Đọi (Duy Tiên, Hà Nam). Hơn một thiên niên kỷ sau, tại vùng đất này, một cuộc khai mở khác cũng bắt đầu: tôn vinh và làm giàu tài nguyên văn hóa tại “bảo tàng

Giới đầu tư “soi” giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn

HoREA gửi văn bản hỏa tốc đề xuất TPHCM tính lại phương pháp xác định dân số trong các tòa chung cư

Ngày 26/11, Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) đã gửi văn bản đề xuất TPHCM cần tính toán lại phương pháp xác định dân số tại các khu chung cư, theo hướng hướng tăng diện tích sử dụng nhà ở bình quân của người dân để tạo nên môi trường sống chất lượng hơn.

Loạt dự án chung cư ở TP.HCM có dấu hiệu tái khởi động lại, giá dự kiến tăng cao gấp 2-3 lần so với mức giá đã mở bán trước đây TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Xuất nhập khẩu Thăng Long đầu tư khu công nghiệp hơn 2.200 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 25/11/2024 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư xây nhà ở xã hội Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại, tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động của Quốc Cường Gia Lai

Hà Nam gọi đầu tư vào dự án khu đô thị hơn 12.200 tỷ đồng ở Phú Lý

UBND tỉnh Hà Nam mới đây đã công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất mời gọi nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Tiên Hải, TP. Phủ Lý.

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư xây nhà ở xã hội

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ

Tên tuổi gắn bó với nhiều dự án lớn ở Hà Nội, doanh nghiệp này còn là chủ đầu tư của loạt dự án bất động sản quy mô ở khắp các tỉnh, thành khác trong cả nước.

Hơn 1.100 căn chung cư ở Đà Nẵng đủ điều kiện mở bán VARS: Nhà ở vừa túi tiền khó xuất hiện trở lại ở trung tâm Hà Nội và TP.HCM

VARS: Nhà ở vừa túi tiền khó xuất hiện trở lại ở trung tâm Hà Nội và TP.HCM

Trong tương lai khó có thể “xuất hiện” nhà ở vừa túi tiền tại khu vực trung tâm Hà Nội và TP. HCM bởi số lượng dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư trong những năm gần đây chỉ “đếm trên đầu ngón tay", theo VARS.

Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp muốn mua vào gần 6% công ty, cổ phiếu từng gây "sốc" với mức tăng gấp 10 lần sau 4 tháng Hơn 1.100 căn chung cư ở Đà Nẵng đủ điều kiện mở bán

Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống

Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam ti

“Chiết khấu khủng” cho khách mua sớm căn hộ tại Sun Urban City Hà Nam Giới đầu tư “soi” giá đất khác biệt của nhà phố Sun Group tại Hà Nam

Hơn 1.100 căn chung cư ở Đà Nẵng đủ điều kiện mở bán

Ông Trần Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa ký Văn bản số 9233/SXD-QLN gửi các đơn vị liên quan về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án khu chung cư cao tầng, văn phòng thương mại và nhà ở Tuyên Sơn.

Quốc hội ra Nghị quyết yêu đưa bất động sản về đúng giá trị nội tại Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp muốn mua vào gần 6% công ty, cổ phiếu từng gây "sốc" với mức tăng gấp 10 lần sau 4 tháng