OPEC+ sẽ hạ mạnh sản lượng nhằm bảo vệ ngưỡng 90USD/thùng dầu?

OPEC+ trong suốt nhiều tháng qua đã từ chối nâng sản lượng nhằm hạ nhiệt giá dầu bất chấp áp lực từ nhiều nước tiêu thụ dầu lớn của thế giới trong đó có Mỹ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước liên minh hay còn gọi là OPEC+ hiện đang cân nhắc giảm sản lượng ước tính khoảng 100 triệu thùng dầu/ngày trong cuộc họp bàn về định hướng chính sách sản lượng trong vài ngày tới. Nếu kịch bản trên xảy ra, đây sẽ là đợt hạ sản lượng mạnh tay nhất tính từ thời đại dịch COVID-19 nhằm giải quyết những yếu kém trên thị trường dầu.

Cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 5/10/2022 trong bối cảnh giá dầu suy giảm và thị trường đã chứng kiến rất nhiều biến động trong nhiều tháng liên tiếp, thực tế này đã khiến cho nước sản xuất dầu hàng đầu OPEC+ là Saudi Arabia khẳng định nhóm này sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng.

OPEC+ trong suốt nhiều tháng qua đã từ chối nâng sản lượng nhằm hạ nhiệt giá dầu bất chấp áp lực từ nhiều nước tiêu thụ dầu lớn của thế giới trong đó có Mỹ về việc cần giảm giá dầu để hỗ trợ cho kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, từ đó đến nay giá đã giảm do những nỗi sợ về kinh tế toàn cầu và đồng USD tăng giá sau khi Fed nâng lãi suất.

Việc OPEC+ hạ mạnh sản lượng sẽ khiến cho nước Mỹ “tức giận” bởi cho đến nay Mỹ đã không ngừng kêu gọi Saudi Arabia bơm thêm dầu để giảm giá dầu và cũng làm giảm nguồn thu từ dầu của Nga bởi phương Tây đang muốn trừng phạt Nga vì đã để leo thang căng thẳng địa chính trị với Ukraine.

Phương Tây buộc tội Nga tấn công Ukraine, tuy nhiên phía Kremlin gọi đây là nhiệm vụ quân sự đặc biệt, theo nội dung bài báo của Reuters.

Cho đến nay, phía Saudi Arabia chưa từng chỉ trích các hành động của Nga dù bản thân nước này có mối quan hệ khá phức tạp với chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Vào tuần trước, nguồn thạo tin từ chính quyền Nga cho thấy Moscow đang kỳ vọng OPEC+ sẽ giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày tương đương khoảng 1% tổng nhu cầu toàn cầu.

Đây sẽ là đợt hạ sản lượng mạnh tay nhất từ năm 2020 khi mà OPEC+ giảm sản lượng kỷ lục 10 triệu thùng/ngày bởi nhu cầu đi xuống do đại dịch COVID-19. Trong vòng 2 năm sau đó, OPEC+ đã không ngừng nâng sản lượng bù lại cho sự sụt giảm trên.

Vào ngày Chủ Nhật, những nguồn tin cho thấy rằng mức hạ sản lượng sẽ có thể cao hơn 1 triệu thùng dầu/ngày. Có nguồn tin cho hay việc hạ sản lượng sẽ có thể bao gồm giảm sản lượng tự nguyện của Saudi Arabia.

OPEC+ dự kiến sẽ có cuộc họp trực tiếp lần đầu tiên tính từ tháng 3/2020.

Các chuyên gia phân tích và quan sát trên thị trường năng lượng cho rằng mức độ hạ sản lượng sẽ có thể cao hơn 1 triệu thùng/ngày và mức hạ này có thể giúp ngăn chặn đà suy giảm của giá dầu.

“Mốc 90USD/thùng là không cần phải bàn cãi với các nhà lãnh đạo OPEC+, chính vì vậy họ sẽ phải hành động để bảo vệ ngưỡng giá này”, chuyên gia tại tổ chức môi giới dầu PVM – ông Stephen Brennock nhận định.

Dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm ước tính 215.000 thùng trong tuần gần nhất còn dự trữ xăng và các sản phẩm dầu giảm lần lượt 2,4 triệu thùng và 2,9 triệu thùng, hoạt động khai thác dầu giảm đi sau một số đợt mất điện gần đây.

Tại khu vực vịnh Mexico, ước tính khoảng 190.000 thùng dầu/ngày tức tương đương khoảng 11% tổng sản lượng của khu vực này đã bị sụt giảm do cơn bão Ian, theo số liệu của chính phủ Mỹ. Giá xăng bán buôn không ngừng tăng khi mà nhiều nhà máy lọc dầu tại khu vực Trung Tây và bờ Tây của nước Mỹ đóng cửa.

Thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục trở lại trong phiên ngày thứ Tư sau khi Ngân hàng Trung ương Anh công bố sẽ can thiệp vào thị trường trái phiếu nhằm ngăn chi phí lãi vay tăng quá cao, và vì vậy làm giảm đi nỗi sợ của nhà đầu tư vào khả năng sự lây lan của những vấn đề trên thị trường tài chính lớn dần.

Đồng USD lên mức cao nhất trong 2 thập kỷ so với giỏ tiền tệ trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi mà lãi suất tăng cao khiến cho nỗi sợ suy thoái tăng lên. Đồng USD mạnh lên làm giảm nhu cầu dầu bởi nó khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu nhiều loại tiền tệ khác.

Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu năm 2023 do kỳ vọng vào khả năng nhu cầu suy yếu và đồng USD mạnh, tuy nhiên những nỗi thất vọng về nguồn cung toàn cầu chỉ khiến cho triển vọng dài hạn của giá dầu trở nên sáng sủa hơn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE