Vì sao diễn biến giá vàng 2 tuần tới sẽ mang tính quyết định?

Sau tuần chứng kiến diễn biến quan trọng của giá vàng, thông tin lạm phát và thất nghiệp Mỹ thời gian tới sẽ có ảnh hưởng bước ngoặt lên thị trường kim loại quý này.

Diễn biến của giá vàng trong 2 tuần tới sẽ vô cùng quan trọng quyết định hướng đi của giá vàng khi khoảng thời gian cuối năm dần đến, theo nhận định của các chuyên gia phân tích.

Giờ đây, sự quan tâm của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là thông tin về lạm phát và thất nghiệp trong thời gian tới bởi gần đây thêm nhiều dấu hiệu hứa hẹn đã xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và biến động thị trường lớn dần.

Theo bài phân tích và nhận định mới đây được đưa ra trên Kitco, giá vàng đã có diễn biến quan trọng ở thời điểm giữa tuần vừa qua khi mà giá tăng từ mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi và hướng đến mốc 1.700USD/ounce. Chốt lại tuần vừa qua, giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 12/2022 ở mức 1.673,7USD/ounce, tăng hơn 1% trong tuần tuy nhiên đã giảm đến 6 tháng liên tiếp.

“Vào ngày thứ Tư, giá vàng đã ghi nhận sự đảo chiều quan trọng. Nếu nhìn vào biểu đồ giá vàng, điều này rất tích cực. Chúng ta chuyển từ xu thế giảm ngắn hạn sang xu thế dần phục hồi”, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại quỹ RJO Futures – ông Frank Cholly nói với Kitco News.

Nếu thị trường sẽ có thể trở lại ngưỡng 1.700USD/ounce, xu thế tăng sẽ được thiết lập và khả năng giá vàng trở lại ngưỡng 1.740USD/ounce, ông Cholly nói thêm.

Trước tuần vừa rồi, các chuyên gia phân tích kỹ thuật trên thị trường vàng đã rất bi quan, đặc biệt sau khi giá giảm xuống mức 1.680USD/ounce. Việc giá giảm sâu xuống dưới ngưỡng 1.600USD/ounce đã dọn đường cho khả năng 1.290USD/ounce, chuyên gia trên thị trường tiền tệ tại DailyFX – ông Michael Boutros từng phân tích.

Quảng cáo

“Các ngưỡng kỹ thuật hiện tại khá bi quan. Nếu giá vượt lên trên ngưỡng 1.706USD/ounce, chúng ta có thể bỏ qua xu thế suy giảm này”, ông Boustros nói.

Thế nhưng để có thể hình thành xu thế tăng, diễn biến tăng của giá vàng cần phải xảy ra trong hai tuần tới. Nếu không, xu thế suy giảm sẽ chiếm ưu thế. “Điều xảy ra với giá vàng trong hai tuần tới sẽ vô cùng quan trọng. Tốc độ và mức độ của các đợt nâng lãi suất gây ra nhiều áp lực lên giá vàng”, ông Boutros nói.

Căng thẳng địa chính trị có thể là một yếu tố ngắn hạn đưa vàng lên trên ngưỡng 1.700USD/ounce. Mới đây, căng thẳng Nga – Ukraine lại tiếp tục leo thang hơn nữa. Cũng theo ông Boutros, nếu căng thẳng Nga – Ukraine trở nên tệ hại hơn, thực tế này sẽ tích cực cho giá vàng.

Tuy nhiên trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty chứng khoán TD Securities – ông Bart Melek khẳng định cũng cần nhớ rằng bất kỳ sự tăng giá nào xuất phát từ bất ổn địa chính trị nhiều khả năng sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, còn nếu xét đến xu thế của chính sách tiền tệ, sẽ khó có thể thay đổi được cục diện bi quan nói chung của giá vàng.

“Nhìn chung, sự tăng giá của đồng USD sẽ vẫn diễn ra mạnh mẽ. Triển vọng của giá vàng chưa thay đổi. Fed sẽ vẫn tiếp tục nâng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Anh hiện cũng đang thể hiện quan điểm cứng rắn”, ông Melek phân tích.

Diễn biến ngắn hạn của giá vàng sẽ phụ thuộc nhiều vào số liệu việc làm và lạm phát dự kiến công bố vào 2 tuần đầu của tháng 10/2022.

“Tôi không tin vào xu thế đột phá của giá vàng cho đến khi chúng ta thực tế nhìn nhận được các con số việc làm và lạm phát. Nếu CPI tăng mạnh hơn kỳ vọng, thực tế này bi quan với giá vàng. Nó cho thấy Fed sẽ vẫn không ngừng nâng lãi suất, mức 4,6% hoàn toàn trong kế hoạch. Lạm phát cao cũng đồng nghĩa thị trường đang tính đến một cái gì đó cứng rắn”, ông Melek phân tích.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/4). Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2%, vượt mốc 2.330 điểm - mứ

Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Một loạt quan chức Mỹ đề xuất áp thuế 500% với các quốc gia mua dầu và khí đốt của Nga

50 Thượng nghị sĩ Mỹ đã chuẩn bị một kế hoạch áp thuế 500% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia mua dầu, khí đốt và uranium của Nga, nếu Moscow từ chối tham gia đàm phán một cách thiện chí để đạt được hoà bình lâu dài với Ukraine.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Ông Trump áp thuế 25% với toàn bộ xe hơi nhập khẩu vào Mỹ, Elon Musk là người hưởng lợi nhiều nhất?

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế

Fed vẫn thận trọng điều hành lãi suất trong bối cảnh thuế quan mới

Trong bối cảnh các thông báo thuế quan mới dự kiến được đưa ra vào tuần tới, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ lập trường thận trọng về lãi suất.

Giá vàng tiếp tục "thăng hoa" nhờ tín hiệu hạ lãi suất từ Fed Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau tín hiệu từ Fed

Chi tiêu công của Mỹ có thể giảm 1.000 tỷ USD

Theo người phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ Elon Musk, mục tiêu giảm 1.000 tỷ USD ngân sách liên bang có thể đạt được mà không ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ công.

Chủ tịch Bắc Ninh chỉ đạo gỡ vướng cho dự án khu đô thị 27.000 tỷ của Phú Mỹ Hưng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế

Tăng phí cảng với tàu Trung Quốc: Giá cước container từ Mỹ sang châu Âu sẽ tăng 500%

Theo American Container Line, việc tăng phí cảng với tàu Trung Quốc sẽ khiến giá cước container xuất khẩu từ Mỹ sang châu Âu đối với hãng tàu có đội tàu đóng tại Trung Quốc tăng 500%.

Coca-Cola bán gần 900 triệu lít, lãi hàng trăm tỷở Việt Nam, là thị trường lớn thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn