“Ông trùm” Cảng hàng không ACV muốn phát hành 1,4 tỷ cổ phiếu trả cổ tức

Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ của ACV tăng từ 21.771 tỷ lên hơn 35.830 tỷ đồng.

“Ông trùm” Cảng hàng không ACV muốn phát hành 1,4 tỷ cổ phiếu trả cổ tức

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (mã ACV) vừa có tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối tính đến cuối năm 2023, với tổng giá trị hơn 21.191 tỷ đồng.

Theo đề xuất, ACV dự kiến trích 30% lợi nhuận – tương đương hơn 7.132 tỷ đồng vào quỹ đầu tư phát triển. Phần còn lại, hơn 14.059 tỷ đồng, sẽ được sử dụng để chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, ACV sẽ phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu mới để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ chia là 64,58% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 64,58 cổ phiếu). Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ của ACV tăng từ 21.771 tỷ lên hơn 35.830 tỷ đồng.

Cổ phiếu phát hành không bao gồm cổ phiếu quỹ và sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2025, tùy vào quyết định chốt quyền của Hội đồng quản trị.

Về kết quả kinh doanh quý 1/2025, ACV ghi nhận doanh thu hơn 6.368 tỷ đồng, tăng hơn 12% so vời cùng kỳ năm trước. Trừ giá vốn, lợi nhuận gộp Công ty đạt hơn 4.337 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với quý đầu năm 2024.

Trong kỳ, chi phí tài chính tăng mạnh, chủ yếu do phát sinh chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ gần 227 tỷ đồng. Kết quả, ACV ghi nhận lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3.014 tỷ đồng, chỉ tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo
acv-1746344201595-1746344201744311658310.jpg

ACV được thành lập năm 2012 trên cơ sở hợp nhất các Tổng Công ty Cảng hàng không ở 3 miền Bắc – Trung – Nam. Năm 2015, tổng công ty được cổ phần hóa và chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ ngày 1/4/2016 với vốn điều lệ 21.771 tỷ đồng, trong đó cổ đông Nhà nước nắm giữ 95,4% vốn cổ phần.

ACV hiện đang nắm độc quyền cung cấp các dịch vụ hàng không cho các hãng bay trong và ngoài nước như dịch vụ an ninh, dịch vụ mặt đất, phục vụ hành khách, cất cánh và hạ cánh… Tổng công ty được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Tính đến ngày 31/12/2025, tổng tài sản của ACV đạt 75.595 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền giảm mạnh còn 3.011 tỷ đồng, trong khi tiền gửi cũng giảm từ 20.248 tỷ xuống còn 17.500 tỷ đồng.

ACV đang tập trung nguồn lực vào dự án sân bay Long Thành – công trình có tổng vốn đầu tư lên tới 16 tỷ USD, lớn nhất Việt Nam. Ghi nhận trên BCTC quý 1/2025, ACV đã rót hơn 14.300 tỷ vào dự án này.

Song song với sân bay Long Thành, ACV cũng giải ngân hơn 7.500 tỷ đồng vào dự án nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất và dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 sân bay Nội Bài.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng “nhà Vinamilk”

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13 và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

CEO Vinamilk: Doanh số xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, ít ảnh hưởng từ biến động toàn cầu Quản lý chặt sữa giả, thuốc giả: Vinamilk, Long Châu hưởng lợi

Cáp treo Bà Nà báo lãi hơn 426 tỷ đồng, tài sản vượt 31.000 tỷ

Lợi nhuận sau thuế năm 2024 của Cáp treo Bà Nà đạt hơn 426 tỷ đồng, giảm so với năm 2023, chủ yếu do không còn ghi nhận lãi từ thanh lý khoản đầu tư tài chính như năm 2023.

Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng Bà Rịa Vũng Tàu ký kết hợp tác với Sun Group, đề xuất hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược

Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025

Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southeast Asia 500) của Tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh sách năm 2024, và tiếp tục dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

VinFast ghi nhận tăng trưởng doanh thu gần 150% trong quý I/2025, biên lợi nhuận cải thiện đáng kể Vietcap: VinFast có thể bàn giao 300.000 xe trong 2 năm tới, dự kiến đầu tư hơn 20.000 tỷ cho R&D

Chính phủ duyệt tăng vốn điều lệ cho VEC lên mức 39.366 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1145/QĐ-TTg phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) giai đoạn năm 2024 - 2026.

4 tuyến cao tốc của VEC phục vụ hơn 50,5 triệu lượt phương tiện, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2023 Tăng vốn điều lệ cho VEC lên hơn 38.000 tỷ đồng có tác động đến ngân sách nhà nước?

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, nâng sở hữu lên hơn 11,6% Nhóm Viconship liên tục gom cổ phiếu HAH, Dragon Capital giảm sở hữu tại FPT Retail

Hòa Phát thăng hạng trong Top 100 công ty lớn nhất khu vực Đông Nam Á

Ngày 17/6, Fortune đã công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Hòa Phát có mặt trong danh sách này và thăng hạng từ vị trí số 76 năm 2024 lên vị trí thứ 62 năm 2025.

Hòa Phát cung cấp 1.000 vỏ container cho “ông trùm” vận tải biển Việt Nam Sau Vingroup, Hòa Phát, doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo muốn tham gia dự án metro tại TP. HCM