Ông Trần Đình Long không còn trong danh sách tỷ phú USD

Tài sản ròng của Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đã giảm từ 3,2 tỷ USD hồi đầu năm xuống còn 958 triệu USD trong bối cảnh thị giá cổ phiếu HPG giảm hơn 64% trong cùng khoảng thời gian.

Theo dữ liệu cập nhật thời gian thực của Forbes, tài sản ròng của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) tính đến ngày 9/11 chỉ còn 958 triệu USD. Với kết quả này, ông Long đã không còn nằm trong danh sách tỷ phú USD thế giới và rơi xuống vị trí thứ 2.454 người giàu nhất thế giới, giảm 1.503 bậc.

Cách đây gần 8 tháng (ngày 11/3 - thời điểm Forbes chốt số liệu tài sản dựa trên giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái) tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát vẫn đạt 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên hiện tại, tài sản của ông Long đã hao hụt khoảng 70%, tương đương hơn 2,2 tỷ USD.

Sự sụt giảm tài sản của ông Trần Đình Long chủ yếu gắn liền với sự biến động của cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán. Hiện ông Long đang nắm giữ hơn 1,51 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương 26,08% vốn và là cổ đông lớn nhất tại Hòa Phát. Cộng cả tài sản của vợ ông Long - bà Vũ Thị Hiền – và những người thân có liên quan thì gia đình ông Long đang nắm giữ khoảng 2,03 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương gần 35% vốn điều lệ.

Trong gần 8 tháng qua (từ 11/3-9/11), cổ phiếu cổ phiếu HPG đã giảm từ 36.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 13.000 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh), tương đương mức giảm khoảng 64%.

Trong phiên giao dịch 10/11, cổ phiếu HPG giảm sàn 6,9% và lùi xuống mức 12.100 đồng/cổ phiếu. Việc giá cổ phiếu HPG liên tục lao dốc không chỉ khiến người đứng đầu tập đoàn mất danh hiệu tỷ phú USD mà còn khiến vốn hóa của Hòa Phát “bốc hơi” hàng tỷ USD so với đầu năm.

Đầu năm nay, vốn hóa của Hòa Phát vẫn đạt khoảng 204.200 tỷ đồng, thuộc top 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên, hiện tại vốn hóa của nhà sản xuất thép này chỉ còn khoảng 70.400 tỷ đồng, tương đương mức giảm 133.800 tỷ đồng (xấp xỉ 5,5 tỷ USD theo tỷ giá quy đổi). Với mức vốn hóa này, Hòa Phát cũng đã rớt khỏi top 10 vốn hóa lớn nhất sàn HoSE.

Quảng cáo
ong-tran-dinh-long-rot-khoi-danh-sach-ty-phu-usd-20221110135333.jpg?rt=20221110135338 Tài sản của ông Trần Đình Long đã lùi xuống dưới 1 tỷ USD, theo dữ liệu thời gian thực của Forbes.

Cũng theo dữ liệu thời gian thực của Forbes, ngoài ông Trần Đình Long rớt khỏi top 7 tỷ phú Việt Nam, tài sản của các tỷ phú còn lại gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Tổng giám đốc VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và gia đình, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang cũng có biến động mạnh so với thời điểm Forbes công bố danh sách hồi tháng 3.

Theo đó, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng đã giảm 2,3 tỷ USD so với thời điểm 11/3, còn 3,8 tỷ USD. Tuy vẫn là người giàu nhất Việt Nam nhưng thứ hạng của ông Vượng trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới đã giảm từ vị trí 411 xuống vị trí 695.

Cùng trong khoảng thời gian trên, tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo giảm 1,1 tỷ USD (còn 2 tỷ USD), ông Hồ Hùng Anh giảm 900 triệu USD (còn 1,4 tỷ USD), ông Trần Bá Dương và gia đình giảm 200 triệu USD (còn 1,4 tỷ USD), ông Nguyễn Đăng Quang giảm 700 triệu USD (còn 1,2 tỷ USD), ông Bùi Thành Nhơn giảm1,8 tỷ USD (còn 1,1 tỷ USD).

Từ ngày 3-9/11, cổ phiếu NVL của Novaland đã có 5 phiên giảm sàn liên tiếp, ảnh hưởng đến tài sản của vị tỷ phú này. Nếu tiếp tục diễn biến theo chiều giá xuống, không loại trừ khả năng ông Nhơn cũng sẽ rơi khỏi danh sách tỷ phú USD thời gian tới.

Ngoài ra, quy mô tài sản của các tỷ phú USD khác tại Việt Nam cũng giảm mạnh thời gian qua. Như tài sản ròng bà Nguyễn Thị Phương Thảo giảm từ 3,1 tỷ USD xuống 2 tỷ USD; ông Hồ Hùng Anh giảm từ 2,3 tỷ USD xuống 1,4 tỷ USD; ông Nguyễn Đăng Quang giảm từ 1,9 tỷ USD xuống 1,3 tỷ USD.

Riêng tỷ phú Trần Bá Dương và gia đình có mức tài sản biến động ít nhất. Trong 8 tháng qua giảm 200 triệu USD từ 1,6 tỷ USD xuống 1,4 tỷ USD.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hơn 1.100 căn chung cư ở Đà Nẵng đủ điều kiện mở bán

Ông Trần Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa ký Văn bản số 9233/SXD-QLN gửi các đơn vị liên quan về điều kiện đưa vào kinh doanh đối với nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án khu chung cư cao tầng, văn phòng thương mại và nhà ở Tuyên Sơn.

Quốc hội ra Nghị quyết yêu đưa bất động sản về đúng giá trị nội tại Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp muốn mua vào gần 6% công ty, cổ phiếu từng gây "sốc" với mức tăng gấp 10 lần sau 4 tháng

Quốc hội: Cần có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị

Có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn việc thao túng, sử dụng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo “sốt” giá.

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất

Hà Nội thống nhất xây dựng 3 cây cầu qua sông Hồng

Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng như: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi…

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất? Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Duyệt chủ trương đầu tư khu công nghiệp 1.320 tỷ đồng ở Thanh Hóa

Dự án được triển khai bởi các nhà đầu tư, gồm: WHA Industrial Development 2 (SG) Pte. Ltd, Công ty TNHH WHA Industrial Management Services Việt Nam và Công ty Cổ phần WHAUP Nghệ An.

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý Đồng Khởi lọt top các tuyến đường có giá thuê mặt bằng cao nhất thế giới

Dự án 1.000 ha của Novaland ở Đồng Nai được “gỡ vướng” pháp lý

Ngày 19/11, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký Quyết định số 3479 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - phạm vi tại một phần Khu đô thị phía Tây đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cổ phiếu Rạng Đông Holding (RDP) rơi vào diện đình chỉ giao dịch FLC Quy Nhơn trở lại với Lễ hội Countdown hoành tráng chưa từng có cùng màn pháo hoa rực sáng rực bờ biển

VARS: Thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Việc này không chỉ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở mà còn tăng khả năng tiếp cận đất đai, khuyến khích nhà đầu tư phát triển dự án, góp phần hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, theo VARS.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại