Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm

Áp lực nợ xấu tiếp tục tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sau siêu bão Yagi.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm
Hình minh họa.

Sau kỳ công bố BCTC quý III/2024, bức tranh hoạt động của các ngân hàng thương mại trong 9 tháng đầu năm đã dần hiện rõ. Mặc dù vẫn là một ngành có kết quả tích cực, tăng trưởng lợi nhuận tại nhiều ngân hàng bắt đầu chậm lại do các yếu tố vĩ mô chưa có cải thiện rõ rệt và doanh nghiệp còn gặp khó khăn, thể hiện qua tăng trưởng tín dụng ở mức thấp.

Theo cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 9/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới chỉ đạt 9%. So với chỉ tiêu tăng trưởng 15% cho cả năm 2024, cả hệ thống mới chỉ thực hiện được 60% kế hoạch dù đã đi qua 3/4 quãng đường. Điều này cũng cho thấy nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn chưa thực sự phục hồi.

Tăng trưởng lợi nhuận giảm tốc trong khi chất lượng tài sản cũng là một điều đáng lưu ý khi nợ xấu tại nhiều thành viên đang tăng nhanh.

Thống kê của chúng tôi từ số liệu BCTC quý III/2024 của 29 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 30/9/2024, tổng nợ xấu nội bảng của 29 ngân hàng ở mức gần 259,2 nghìn tỷ đồng, tăng tới 27,9% so với đầu năm.

Nam A Bank là một trong những ngân hàng có quy mô nợ xấu tăng nhanh nhất, tới hơn 56% trong 9 tháng đầu năm, lên 4.671 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu chủ yếu gia tăng ở nhóm nợ dưới tiêu chuẩn (51,3%) và nợ có khả năng mất vốn (136%). Tỷ lệ nợ xấu/cho vay của ngân hàng theo đó đã tăng lên 2,85% từ mức 2,11% hồi đầu năm.

Bac A Bank cũng chứng kiến tổng nợ xấu nội bảng tăng hơn 50% so với đầu năm, đạt 1.375 tỷ đồng do nợ có khả năng mất vốn tăng gần 57% và nợ nghi ngờ tăng hơn 73%. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đến cuối quý III đạt 1,33%, so với mức 0,92% đầu năm.

BIDV cũng chứng kiến nợ xấu tăng khá mạnh trong kỳ qua, với mức tăng hơn 49%, lên 33.386 tỷ đồng và hiện đang là ngân hàng có quy mô nợ xấu lớn nhất hệ thống, xét theo con số tuyệt đối. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng theo đó bị kéo lên mức 1,71%.

Quảng cáo

Một loạt các ngân hàng khác cũng ghi nhận quy mô nợ xấu tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm nay như VietBank (46,4%), Saigonbank (43,5%), ACB (40,6%),…

Nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ mở rộng của tổng dư nợ khiến tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm tăng khá mạnh, từ 3,31% hồi đầu năm lên 3,61% kết thúc tháng 9/2024. Trong đó, có tới 25/29 thành viên ghi nhận tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong thời gian qua.

Đáng chú ý, có tới 11 ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu/cho vay ở mức trên 3% như PGBank, ABBank, PVCombank, VIB, …

Nhìn rộng ra toàn bộ hệ thống (bao gồm cả các các ngân hàng đang trong diện tái cơ cấu), tại cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 23/7 Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú cũng đã nhận định, nợ xấu đang có xu hướng tăng là một vấn đề cần lưu ý, mức độ tăng cũng khá cao, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn ngành đã gần 5%.

Chưa dừng lại ở đó, vùng nhận diện nợ xấu thực tế sẽ mở rộng hơn nhiều khi nhìn vào các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo cơ chế hỗ trợ khách hàng khó khăn theo thông tư 06/2024 và thông tư 02/2023.

Tại báo cáo gửi tới Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lũy kế đến 31/08/2024, đã có 72 tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 290.370 lượt khách hàng với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là 249.705 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/08/2024, có 226.764 khách hàng đang còn dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ với số dư nợ được cơ cấu lại là 126.403 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, siêu bão Yagi đổ bộ vào đầu tháng 9 cũng gây thiệt hại lớn tại các tỉnh miền Bắc, mà theo thống kê sơ bộ của NHNN, đã ảnh hưởng đến 124 nghìn khách hàng với dư nợ khoảng 192 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,1% tổng dư nợ trong khu vực. Điều này tiếp tục tạo sức ép lên chất lượng tài sản toàn hệ thống.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững

Kết thúc quý III, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 5.460 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng lành mạnh 14%, lọt Top 100 của Brand Finance với giá trị thương hiệu 461 triệu USD.

Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm

Kết thúc quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB được duy trì ổn định, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức cao cho thấy các sản phẩm, dịch vụ của NCB đang ngày càng được khách hàng yêu thích và tin dùng.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi

Sacombank báo lãi trong quý III/2024

Quý III/2024 Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.751,7 tỷ đồng, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 8.094 tỷ đồng, tăng 18%, hoàn thành 76,4% kế hoạch cả năm.

Sacombank đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho TP. Hồ Chí Minh Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Tại sự kiện Smart Banking do NHNN tổ chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng của TPBank đã chia sẻ bí quyết giúp TPBank thấu hiểu khách hàng, tiền đề để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance