Ngân hàng nào hút nhiều tiền gửi khách hàng nhất sau 9 tháng?

Lượng tiền lớn vẫn chảy vào các ngân hàng có vốn Nhà nước bất chấp bối cảnh các ngân hàng này duy trì lãi suất ở mức thấp so với các ngân hàng tư nhân khác.

Ngân hàng nào hút nhiều tiền gửi khách hàng nhất sau 9 tháng?
Ảnh minh họa

Theo thống kê từ 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, tổng số dư tiền gửi khách hàng quý III/2024 đạt gần 10,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,2% so với đầu năm.

Tính đến cuối quý III/2024, nhóm ngân hàng quốc doanh tiếp tục dẫn đầu về số dự tiền gửi, trong đó BIDV tạm thời dẫn đầu với hơn 1,87 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với đầu năm.

Hai ngân hàng cũng nhóm Big4 là VietinBank và Vietcombank, lần lượt giữ các vị trí thứ hai và ba với số dư tiền gửi đạt 1,51 triệu tỷ đồng và 1,43 triệu tỷ đồng, tăng 7,5% và 2,5% so với đầu năm.

Agribank chưa công bố báo cáo quý III/2024, nhưng theo báo cáo bán niên, ngân hàng này đạt mức tiền gửi 1,83 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 6, tăng 0,9%.

Tính riêng 3 ngân hàng quốc doanh đã công bố báo cáo tài chính, số dư tiền gửi của khách hàng lên tới hơn 4,8 triệu tỷ đồng.

Hiện nay, với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất của các ngân hàng này chỉ niêm yết ở mức 4,6-4,7%/năm, trong khi nhiều ngân hàng tư nhân khác đang niêm yết ở mức tiệm cận 6%/năm.

Có thể thấy, lượng tiền lớn vẫn chảy vào các ngân hàng có vốn Nhà nước bất chấp bối cảnh các ngân hàng này duy trì lãi suất ở mức thấp so với các ngân hàng tư nhân khác.

Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, MBBank tiếp tục dẫn đầu với số dư tiền gửi đạt 627.567 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2023.

Các ngân hàng như Sacombank (566.721 tỷ đồng), ACB (512.124 tỷ đồng), Techcombank (494.954 tỷ đồng), VPBank (475.782 tỷ đồng), SHB (471.799 tỷ đồng) và HDBank (397.019 tỷ đồng) lần lượt giữ các vị trí tiếp theo trong Top 10.

Xét về tốc độ tăng trưởng, không phải là các đơn vị hút tiền gửi mạnh nhất nhưng LPBank, MB, Sacombank, MSB, NCB lại là 5 cái tên tăng trưởng 2 con số về tiền gửi khách hàng.

Quảng cáo

Cụ thể, NCB là ngân hàng có mức tăng mạnh nhất, hút 90.355 tỷ đồng tiền gửi, tăng 17,6% so với đầu năm. Xếp sau là LPBank hút hơn 271.000 tỷ đồng tiền gửi, tăng 14,3%. Sacombank hút hơn 566.000 tỷ đồng, tăng 11%; MB hút hơn 627.000 tỷ đồng, tăng 10,6%.

Ngoài ra, Top 10 những đơn vị hút tiền gửi mạnh trong quý III còn có ACB với hơn 512.000 tỷ đồng tiền gửi, tăng 6,1% so với đầu năm; Techcombank với gần 495.000 tỷ đồng tiền gửi, tăng 8,9%; VPBank với hơn 475.000 tỷ đồng tiền gửi, tăng 7,6%; SHB với hơn 471.000 tỷ đồng, tăng 5,4%; HDBank với 397.000 tỷ đồng, tăng 7,1%.

Chiều ngược lại, có 3 ngân hàng ghi nhận số dư tiền gửi giảm so với đầu năm là SaigonBank, PVcomBank và ABBank.

Trong đó, ABBank giảm 8,9% tiền gửi, xuống còn hơn 91.000 tỷ đồng; PVcomBank giảm 2% tiền gửi, còn hơn 174.000 tỷ đồng và SaigonBank giảm 0,5% còn hơn 24.400 tỷ đồng. SaigonBank cũng là ngân hàng có lượng tiền gửi thấp nhất hệ thống.

Có thể thấy, mặc dù lãi suất nửa đầu năm duy trì ở mức thấp nhưng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng không ngừng tăng.

Theo dự báo của các chuyên gia, lãi suất huy động tại các ngân hàng sang quý IV đang có dấu hiệu chững lại, không còn những đợt điều chỉnh tăng liên tiếp như trong các tháng trước.

Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) dự báo, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng thương mại lớn có thể tăng thêm khoảng 50 điểm cơ bản (0,5%), đạt mức 5,2-5,5%/năm vào cuối năm 2024.

Báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) lại cho thấy xu hướng tăng lãi suất những tháng cuối năm sẽ gặp nhiều thách thức và có sự phân hóa giữa các ngân hàng.

Đối với nhóm ngân hàng quốc doanh, lãi suất huy động có khả năng duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ, đặc biệt khi kinh tế chịu tác động từ những trận thiên tai gần đây.

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động tăng nhẹ để đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Những ngân hàng phụ thuộc lớn vào tiền gửi khách hàng và có cấu trúc huy động vốn kém linh hoạt sẽ chịu áp lực cao hơn trong việc giữ ổn định lãi suất huy động.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lãi suất huy động tiếp tục tăng giai đoạn cuối năm

Xu hướng tăng lãi suất huy động được dự kiến sẽ được tiếp tục duy trì cho tới tuối năm nay trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh hơn gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của huy động vốn.

Kỳ vọng Mỹ hạ lãi suất, S&P 500 và Nasdaq lập kỷ lục mới Một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vừa tăng lãi suất tiết kiệm lên mức cao nhất hệ thống Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Sacombank chi hơn 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Từ ngày 09/12 đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 3

Sacombank tiến tới hoàn thành đề án tái cơ cấu Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

BIDV tăng cường hợp tác để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Ngày 02/12/2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ và hơn 500 đại biểu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển hoạt động xuất nhập khẩu

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029 Cuộc đua tăng vốn của “giới buôn tiền”: Vietcombank trở lại ngôi vương, BIDV và VietinBank ‘ngậm ngùi’ xếp sau hai nhà băng tư nhân

VIS Rating: trong tháng 11/2024, 11% tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới trung bình”

Theo VIS Rating, ước tính có 11% tổ chức phát hành (TCPH) trong tháng 11/2024 có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới trung bình” hoặc thấp hơn, nhưng vẫn cải thiện so với 10 tháng đầu 2024 ở mức 25%.

Doanh nghiệp liên quan Novaland chi 640 tỷ đồng tất toán trái phiếu trước hạn Hơn 2.400 tỷ đồng trái phiếu về HDBank trong tháng 11

Xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1510/QĐ-TTg quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.

Một ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức 20% Hơn 9.000 tỷ đồng gửi vào hệ thống ngân hàng mỗi ngày trong tháng 9 Một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vừa tăng lãi suất tiết kiệm lên mức cao nhất hệ thống