Ấn Độ áp thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, EU

Theo thông báo của Bộ Tài chính Ấn Độ, quyết định được đưa ra dựa trên khuyến nghị của Cục Giải quyết Tranh chấp Thương mại (DGTR).

Cảng hàng hóa ở Thiruvananthapuram, Ấn Độ. Ảnh: ANI/TTXVN

Chính phủ Ấn Độ vừa ban hành loạt biện pháp thuế chống bán phá giá mới đối với một số mặt hàng nhập khẩu chiến lược, bao gồm vitamin A Palmitate và hóa chất cao su Sulphur không hòa tan, có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sỹ và Liên minh châu Âu (EU). Động thái này nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu giá rẻ.

Theo thông báo của Bộ Tài chính Ấn Độ, quyết định được đưa ra dựa trên khuyến nghị của Cục Giải quyết Tranh chấp Thương mại (DGTR), sau khi tiến hành điều tra và xác định rằng các sản phẩm nhập khẩu nói trên đã gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp trong nước.

Quảng cáo

Cụ thể, thuế chống bán phá giá lên tới 20,87 USD/kg sẽ được áp dụng đối với vitamin A Palmitate nhập khẩu từ Trung Quốc, EU và Thụy Sỹ. Loại vitamin này là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng và thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, mặt hàng Sulphur không hòa tan - một hợp chất thiết yếu trong sản xuất lốp xe và các sản phẩm cao su công nghiệp - cũng sẽ chịu mức thuế tương tự nếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Các mức thuế nói trên sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm, với mục tiêu tái lập môi trường cạnh tranh công bằng và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phục hồi năng lực sản xuất. Đây là một phần trong chiến lược thương mại bảo vệ ngành công nghiệp trong nước khỏi tác động tiêu cực của các hành vi bán phá giá và nhập khẩu không lành mạnh.

Giới phân tích nhận định động thái này phù hợp với xu hướng toàn cầu, khi nhiều quốc gia đang siết chặt chính sách thương mại nhằm giảm phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nước ngoài, đồng thời thúc đẩy tự lực sản xuất trong các lĩnh vực chiến lược. Đối với Ấn Độ, đây cũng là bước đi phù hợp với định hướng “Aatmanirbhar Bharat” - xây dựng một nền kinh tế tự cường.

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp nội địa nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư đổi mới công nghệ, và đóng góp ổn định vào tăng trưởng kinh tế quốc gia trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang biến động.

Theo Bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm sau các thông tin kinh tế của Mỹ

Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Chờ tín hiệu mới, chứng khoán châu Á trầm lắng Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Mỹ và Mexico tiến gần tới thỏa thuận về thuế thép

Mỹ và Mexico đang tiến gần đến thỏa thuận có thể dỡ bỏ mức thuế 50% mà Tổng thống Donald Trump áp đặt lên thép nhập khẩu từ Mexico, với điều kiện khối lượng nhập khẩu không vượt một ngưỡng nhất định.

EU và Australia đồng loạt phản đối thuế thép nhập khẩu của Mỹ Anh thúc giục Mỹ thực hiện thỏa thuận cắt giảm thuế thép xuống 0%

Thỏa thuận khung Mỹ-Trung mở đường cho giải quyết căng thẳng thương mại

Sau 2 ngày đàm phán cấp cao tại Anh, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung then chốt, mở ra triển vọng mới trong việc giải quyết các bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần thứ hai sắp diễn ra tại London Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bước sang ngày thứ hai: Ông Trump tiết lộ "Trung Quốc không dễ dàng"

Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này, yếu tố có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chứng khoán toàn cầu thận trọng theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển, chứng khoán châu Á tăng điểm