Lãi, phí dự thu của ngân hàng tăng mạnh trở lại

Báo cáo cũng cho thấy lãi và phí dự thu của các ngân hàng niêm yết tăng mạnh trở lại trong quý I, lên hơn 163.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 20% so với quý trước, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lãi (2,7%).

lai-suat-huy-dong-6757ac263387d-1-1749540645.jpg
Lãi, phí dự thu của ngân hàng tăng mạnh trở lại. (Ảnh minh họa)

Nợ xấu nội bảng tăng trở lại

Số liệu từ báo cáo ngành ngân hàng của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, nợ xấu nội bảng từ các khoản cho vay khách hàng của 27 ngân hàng niêm yết đã tăng hơn 37 nghìn tỷ đồng trong quý I/2025, tương ứng mức tăng 16% so với quý trước, nâng tổng dư nợ xấu lên hơn 265 nghìn tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 2,16%, cao hơn mức 1,92% của quý cuối năm ngoái.

Các ngân hàng niêm yết đã xử lý rủi ro tín dụng (xóa nợ xấu nội bảng) khoảng 27 nghìn tỷ đồng trong quý I/2025. Như vậy, nợ xấu hình thành ròng (mức tăng trước khi xử lý rủi ro) trong quý I/2025 là 64,5 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 0,53% quy mô cho vay khách hàng và tăng mạnh so với mức gần 11 nghìn tỷ đồng vào quý trước. Trong đó, nợ xấu hình thành ròng tính riêng cho nhóm ngân hàng (không bao gồm công ty tài chính) là 57,5 nghìn tỷ đồng và có mức độ tập trung cao, khi 4 ngân hàng là BIDV, VietinBank, VPBank, MB.

Diễn biến nợ xấu của BIDV và VietinBank chịu ảnh hưởng từ các khoản cho vay các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, vốn đã được cơ cấu lại trước đó. Trong khi nợ xấu phát sinh mới tại các ngân hàng cổ phần đến từ các khoản vay mua bất động sản của nhóm khách hàng cá nhân tại các dự án chậm bàn giao do vướng mắc về pháp lý.

screen-shot-2025-06-10-at-22409-pm-1749540689.png

Kết thúc quý I, nợ nhóm 2 tăng nhẹ 7.000 tỷ đồng, chấm dứt xu hướng giảm trong ba quý trước đó. Các chuyên gia VDSC giả định, nếu phần lớn nợ xấu phát sinh trong quý I bắt nguồn từ việc chuyển nhóm từ nợ nhóm 2, quy mô nợ nhóm 2 phát sinh thêm trong kỳ ước tính cũng có thể ở mức cao hơn 70 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,6% quy mô nợ nhóm 1 cuối năm trước.

Với diễn biến này, VDSC cho rằng, rủi ro nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý tiếp theo là khá cao, nếu như các khoản nợ nhóm 2 này không được xử lý kịp thời. Nợ xấu tiềm ẩn cao khoảng 193 nghìn tỷ đồng (gồm nợ VAMC, nợ tiềm ẩn rủi ro, và nợ cơ cấu lại theo Thông tư 02) cùng dư nợ của các khách hàng có khả năng bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan đối ứng cũng sẽ khiến cho xu hướng tăng của nợ xấu chưa thể sớm dừng lại.

Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, quy mô tăng của nợ xấu sẽ có sự phân hóa. Điều này là do phần lớn nợ xấu phát sinh của BIDV và VietinBank trong quý I đến từ các khoản nợ đã cơ cấu lại của một khách doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Báo cáo của VDSC cũng cho biết theo cập nhật từ VietinBank, các khoản nợ này đã vượt qua thời gian thử thách và đủ điều kiện trở về nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) trong tháng 4. Do đó, hai ngân hàng quốc doanh này có thể ghi nhận hoàn nhập dự phòng từ các khoản nợ này trong 2025.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng cổ phần tiếp tục phải đối mặt với nợ xấu từ mảng bán lẻ liên quan tới các khoản vay mua bất động sản dự án của các nhà phát triển gặp khó khăn trong quý II trước khi các vấn đề về pháp lý được giải quết, kỳ vọng trong nửa cuối năm nay.

Quảng cáo

Lãi, phí dự thu tăng mạnh trở lại một phần do yếu tố mùa vụ

Bên cạnh áp lực nợ xấu, báo cáo cũng cho thấy lãi và phí dự thu của các ngân hàng niêm yết tăng mạnh trở lại trong quý I, lên hơn 163.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 20% so với quý trước, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lãi (2,7%). Tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản sinh lãi tăng lên mức 1% từ mức 0,8% trong quý trước.

Theo VDSC, việc lãi dự thu tăng nhanh có thể xuất phát từ các nguyên nhân như tăng lãi suất cho vay, thu hồi được lãi phải thu ngoại bảng từ các khoản nợ quá hạn nội bảng và sự thay đổi về cơ cấu thời gian trả nợ của các khoản vay mới (giãn thời kỳ trả nợ gốc và lãi, hoặc kéo dài thời gian trả nợ).

screen-shot-2025-06-10-at-22500-pm-1749540700.png

Trong bồi cảnh lãi suất cho vay quý I đã giảm bình quân 0,25 điểm % so với quý trước và lãi phải thu ngoại bảng cho các khoản nợ chưa xử lý rủi ro tiếp tục tăng, thì việc tăng về lãi phải thu đến từ thay đổi về cơ cấu thời gian trả nợ do dồn tích lãi trong khoảng thời gian dài hơn.

Các chuyên gia VDSC cũng lưu ý rằng việc Thông tư 02, 06 liên quan đến cơ cấu lại khoản vay hết hạn không dẫn đến sự gia tăng của khoản mục lãi phải thu do phần lãi của các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ vốn được theo dõi ngoại bảng.

Mặc dù vậy, tỷ lệ lãi dự thu tính trên tổng tài sản sinh lãi cũng mới chỉ tăng lại lên mức 1% từ mức 0,8% trong quý trước nhưng không quá cao như trong giai đoạn Covid 2020 – 2021 (1,3%) hay giai đoạn 2015 -2019 (1,8%) do các quy định về quản lý thanh khoản cũng đã được siết chặt hơn.

Điểm đang lưu ý khác là diễn biến tăng mạnh của lãi dự thu cũng thường diễn ra trong quý đầu năm, khi đã giảm mạnh trong quý cuối năm trước – khoảng thời gian này các ngân hàng thường đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng và có thể trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đối với một số khoản nợ đủ tiêu chuẩn nhưng được đánh giá có tiềm ẩn rủi ro nợ xấu. Do đó, chuyên gia VDSC cho rằng, quy mô lãi, phí dự thu tăng mạnh trong quý I/2025 có thể chưa đáng lo ngại.

Áp lực trích lập dự phòng tăng

screen-shot-2025-06-10-at-22539-pm-1749540709.png

Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cụ thể trong quý I/2025 là gần 29 nghìn tỷ đồng, chiếm 45% số nợ xấu hình thành ròng. Do đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cuối quý I/2025 của ngành giảm xuống 92%, từ mức 110% của quý trước. Tỷ lệ LLR của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước duy trì trên mức 100%, đạt 132% trong khi tỷ lệ LLR của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục bị bào mòn xuống mức 56%. Cùng với đó, cơ cấu các nhóm nợ xấu của nhóm ngân hàng cổ phần quy mô lớn và trung bình đang cho thấy tỷ trọng nợ nhóm 2, 3 và 4 còn khá lớn so với nợ nhóm 5.

Do đó, VDSC cho rằng, chi phí dự phòng ở nhóm ngân hàng cổ phần sẽ tiếp tục tăng so với quý I/2025 để tiếp tục trích lập cho nợ xấu nội bảng hiện hữu và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu sau khi chịu ảnh hưởng của nợ xấu tiềm ẩn phát sinh từ nợ nhóm 2 trong quý tới.

Theo doanhnghiepkinhtexanh.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ưu đãi vay vốn đặc biệt cho doanh nghiệp với BIDV SME Fast Track

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 3 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân BIDV khẳng định vai trò tiên phong trong phát triển ngân hàng số

Dự báo lợi nhuận quý II/2025: Nhiều ngân hàng khởi sắc

Trong báo cáo ngành ngân hàng mới công bố, Chứng khoán MB (MBS) dự báo, lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trong quý II/2025 tăng khả quan hơn so với quý trước hỗ trợ bởi tăng trưởng tín dụng tiếp tục khả quan và NIM không giảm thêm.

Siết chặt về quản lý tài chính tại các ngân hàng Ngân hàng và Dầu khí vùng lên, thị trường dễ làm "say sóng" Căng thẳng Israel-Iran khiến các ngân hàng trung ương khó giảm lãi suất

SOOBIN và Techcombank tạo năng lượng tích cực với MV "Tiến tới ước mơ 2"

"Tiến tới ước mơ 2 – Vươn mình vượt trội" - sản phẩm âm nhạc mới nhất của SOOBIN phối hợp cùng Techcombank đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng nhờ thông điệp truyền cảm hứng độc đáo.

Techcombank tích hợp tính năng chuyển tiền qua Messenger, nâng cao trải nghiệm giao dịch liền mạch cho khách hàng Lãnh đạo cấp cao Techcombank và hệ sinh thái sang Hoa Kỳ và châu Âu tìm kiếm nhân tài quốc tế người Việt

VietinBank ra mắt bộ đặc quyền ưu tiên mới: Nâng tầm trải nghiệm - Khẳng định vị thế

Với những cải tiến vượt trội tập trung vào dịch vụ sân bay toàn cầu và ưu đãi Golf hạng sang, VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm xứng tầm và khác biệt cho khách hàng bằng cách triển khai bộ đặc quyền ưu

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới VietinBank tinh gọn mạng lưới, đẩy mạnh giao dịch thông minh

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Cần phải có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Sáng nay (19/6), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã tham gia trả lời những vấn đề trọng tâm mà đại biểu nêu liên quan đến điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nâng cao vai trò của ngành ngân hàng trong tăng trưởng kinh tế và chính sách hỗ trợ lãi suất 2%.

Căng thẳng Israel-Iran khiến các ngân hàng trung ương khó giảm lãi suất Chuyên gia VPBankS gọi tên ba nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, bán lẻ, nhà đầu tư cần “để ý” Dự báo lợi nhuận quý 2 của nhiều ngân hàng tăng trưởng 2 chữ số

BIDV đứng đầu ngành Ngân hàng Việt Nam trong danh sách Fortune Southeast Asia 500

Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được xếp ở vị trí thứ 43, là ngân hàng có thứ hạng cao nhất

Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB... BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

SMEs và nghịch lý tín dụng: Vì sao "xương sống" kinh tế vẫn khát vốn?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) từ lâu đã được xem là "xương sống" của nền kinh tế Việt Nam, chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 70% việc làm và đóng góp gần một nửa GDP quốc gia. Tuy nhiên, nghịch lý lớn lại nằm ở chỗ: mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, khu vực này chỉ tiếp cận được chưa tới 20% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.

Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”? Thống đốc Nguyễn Thị Hồng lý giải lý do doanh nghiệp SME khó tiếp cận tín dụng

Techcombank tất toán sớm lô trái phiếu có giá trị lớn

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) vừa tất toán sớm một lô trái phiếu trị giá 5.000 tỷ đồng.

Techcombank chuẩn bị phát hành ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu Techcombank tích hợp tính năng chuyển tiền qua Messenger, nâng cao trải nghiệm giao dịch liền mạch cho khách hàng