Nhiều doanh nghiệp "mạnh tay" cắt giảm nhân sự trong bối cảnh kinh doanh kém sắc

Cắt giảm hàng nghìn nhân sự, thậm chí hàng chục nghìn nhân sự không còn là câu chuyện chỉ nghe ở những tập đoàn đa quốc gia mà diễn ra ngay với những doanh nghiệp bán lẻ, bất động sản trong nước giữa bối cảnh hoạt động kinh doanh kém sắc.

Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm hàng nghìn nhân sự (Ảnh minh họa)
Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm hàng nghìn nhân sự (Ảnh minh họa)

Bên cạnh bức tranh kết quả kinh doanh không mấy khởi sắc, báo cáo tài chính quý 1/2023 của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và bán lẻ cho thấy “làn sóng” cắt giảm nhân sự quy mô lớn đang ngày càng lan rộng.

Hơn 12.000 nhân viên MWG mất việc trong 6 tháng

Hai quý gần đây, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) nổi lên là một trong những doanh nghiệp rất “mạnh tay” trong cắt giảm nhân sự. Theo số liệu tại ngày 31/3/2023, “ông lớn” bán lẻ này đang có 68.048 nhân viên, giảm 5.960 người so với ngày 31/12/2022 và giảm tới 8.727 người so với cùng kỳ năm 2022 (76.775 nhân viên).

Đây là quý thứ hai liên tiếp công ty giảm lượng lớn nhân viên. Trước đó, trong 3 tháng cuối năm 2022, công ty này cũng đã từng cắt giảm 6.223 nhân viên. Như vậy chỉ trong vòng 6 tháng qua, MWG đã cắt giảm gần 12.200 nhân viên, giảm về mức tương đương cuối năm 2020 (68.097 người).

Bối cảnh sức mua của thị trường bán lẻ suy yếu, nhất là với các hàng hóa không thiết yếu được xem là nguyên nhân chính buộc MWG phải cắt giảm lượng lớn nhân sự. Chỉ tính riêng trong quý 1/2023, doanh thu bán lẻ điện thoại, điện máy của doanh nghiệp đã giảm lần lượt 25 - 35% so với cùng kỳ năm trước.

Trong bối cảnh đó, việc cắt giảm mạnh nhân sự đã giúp chi phí quản lý và bán hàng của MWG trong quý 1/2023 giảm 1.165 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức giảm 19%.

Trong đó, có tới 76% chi phí cắt giảm là chi phí nhân viên, tương đương 882 tỷ đồng. Nhờ vậy, công ty vẫn có lãi trong quý 1/2023, tuy nhiên, mức lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 21 tỷ đồng từ hệ thống hơn 5.700 cửa hàng. Đây là mức lợi nhuận theo quý thấp nhất của công ty kể từ khi niêm yết (2014) đến nay.

Lý giải việc số lượng nhân sự sụt giảm mạnh, MWG khẳng định chưa từng có chủ trương thực hiện kế hoạch sa thải nhân viên. Tổng số lượng nhân sự của tập đoàn sụt giảm là hoàn toàn do biến động tự nhiên. Các năm trước, số lượng nhân sự nghỉ việc được bù đắp bằng số lượng tuyển mới, tuy nhiên, do tình hình kinh tế và sức mua giảm sút từ thời điểm cuối năm ngoái tới đầu năm nay khiến công ty tạm ngừng tuyển dụng thay thế đồng thời thực hiện sắp xếp lại các vị trí dựa vào doanh thu thực tế, nên có sự sụt giảm.

“Nguyên nhân của con số chênh lệch 12.000 người là do có sự thay đổi trong cách tính số lượng nhân viên tại hai thời điểm”, thông báo MWG cho hay. Theo công ty, nếu xét cùng một phương pháp tính dựa vào số nhân viên thực tế đang làm việc tại thời điểm báo cáo, thì thời điểm 30/9/2022 số lượng nhân viên của MWG là 77.092 người. Như vậy, số lượng nhân sự biến động thực tế của MWG là khoảng 9.000 người trong 6 tháng, tỉ lệ 12%.

“Với một công ty có số lượng nhân sự rất lớn, lên tới 70.000 nhân viên, tỉ lệ nghỉ việc 9.000 người trong 6 tháng là tỉ lệ biến động tự nhiên, và con số này hoàn toàn bình thường so với trung bình ngành, khoảng 15,6%”, MWG lý giải.

frt-3857.png

Tuy MWG khẳng định việc cắt giảm cả vạn nhân sự là “biến động tự nhiên” nhưng nếu so sánh tương quan với các doanh nghiệp trong ngành thì có thể thấy bức tranh thực tế không hoàn toàn như vậy.

Điển hình nhất là CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT) - một doanh nghiệp hoạt động cùng ngành thường được so sánh với MWG – dù trong quý 1/2023, nhân sự của FRT giảm 206 người so với đầu năm nhưng quý trước đó, công ty đã tuyển thêm 957 người. Nên tính chung trong 6 tháng qua, nhân sự của FRT không hề giảm, thậm chí còn tăng 751 người, tương ứng tỷ lệ tăng 5,1%.

Hay một doanh nghiệp khác cùng ngành là CTCP Thế giới số (DGW), trong 6 tháng qua số lượng nhân sự cũng tăng 16 người, tương đương 2,6% (từ 613 người lên 629 người)…

Quảng cáo

Doanh nghiệp bất động sản đồng loạt cắt giảm nhân sự

Nếu như ở nhóm bán lẻ, việc cắt giảm nhân sự chỉ diễn ra ở một vài doanh nghiệp thì ở nhóm bất động sản, cắt giảm nhân sự đã trở thành “chuyện không của riêng ai”, nhất là với hầu hết các doanh nghiệp môi giới bất động sản trong bối cảnh thị trường trầm lắng, giao dịch sụt giảm.

Cùng với kết quả kinh doanh sa sút, trong 3 tháng đầu năm 2023, số lượng nhân sự của CTCP Đất Xanh (DXG) đã giảm 1.384 người so với đầu năm, còn 2.389 người - mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trước đó, trong quý 4/2022, số lượng nhân sự của Đất Xanh đã giảm 3.191 người, tương đương giảm gần 46% so với cuối tháng 9/2022 và giảm 2.660 người so với cuối năm 2021, tương đương 41,4%.

Tương tự, Đất Xanh Services (DXS), một công ty con của Đất Xanh cũng đã cắt giảm thêm 1.245 nhân sự trong quý 1/2023 sau khi đã cho nghỉ việc 3.040 nhân viên vào quý 4 năm ngoái. Như vậy qua 6 tháng, "nhóm Đất Xanh" đã cắt giảm tổng cộng hơn 8.800 người.

Mặc dù cắt giảm mạnh nhân sự để tiết giảm chi phí nhưng do doanh thu sụt giảm mạnh, Đất Xanh vẫn ghi nhận lỗ sau thuế 117 tỷ đồng trong quý đầu năm 2023, đánh dấu quý thua lỗ thứ hai liên tiếp của doanh nghiệp bất động sản này.

Trong 3 tháng đầu năm 2023, CTCP Vinhomes (VHM) và CTCP Vincom Retail (VRE) cũng lần lượt cắt giảm 1.527 người và 244 người. Điều này đi ngược lại với quý trước đó khi Vinhomes tuyển mới thêm 2.300 người và Vincom Retail tuyển thêm 226 người. Đến cuối quý 1, số lượng nhân sự của Vinhomes đạt 11.664 người và Vincom Retail đạt 2.120 người. Trong kế hoạch mới đây, Vinhomes thông báo sẽ tổ chức đại hội tuyển dụng 2023 với hàng chục nghìn cơ hội việc làm trong lĩnh vực bất động sản.

Vinhomes và Vincom Retail cũng là số ít trong số những doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự nhưng vẫn báo lãi lớn trong quý 1, trong đó, Vinhomes ghi nhận lãi sau thuế đạt 11.923 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ và Vincom Retail lãi 1.024 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ.

bds-3671.png

Không khả quan như Vinhomes, CTCP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland -NVL) lại ghi nhận lỗ ròng hơn 410 tỷ đồng trong quý 1/2023 – quý thua lỗ đầu tiên kể từ khi niêm yết (năm 2016) do doanh thu sụt giảm gần 70% so với cùng kỳ.

Với kết quả kinh doanh sa sút, quý đầu năm 2023, Novaland tiếp tục phải thu hẹp quy mô nhân sự. Tại ngày 31/3, công ty có 1.362 nhân viên, giảm 42 người. Quý trước đó, công ty đã phải cắt giảm 434 người.

Dù có quy mô nhân sự khiêm tốn hơn nhưng 2 quý gần đây, CTCP Bất động sản Phát Đạt (PDR) cũng phải cắt giảm hàng trăm nhân sự. Thời điểm 31/3, số lượng nhân viên của Phát Đạt chỉ còn 244 người, giảm 111 người so với đầu năm và giảm 176 người so với thời điểm cuối quý 3 năm ngoái. Quý đầu năm nay, Phát Đạt chỉ lãi vỏn vẹn 22,4 tỷ đồng, chưa bằng 1/10 cùng kỳ.

Nhận định về xu hướng cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp bất động sản thời gian gần đây, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh môi giới bất động sản đang chứng kiến làn sóng sa thải nhân viên lớn nhất từ trước tới nay với hàng nghìn nhân sự, trong đó nhiều nhất thuộc bộ phận kinh doanh.

Đặc biệt, các doanh nghiệp môi giới hoặc chủ đầu tư có bố trí bộ phận môi giới bán hàng có tỷ trọng sa thải 50% nhân sự trở lên dưới nhiều hình thức như dừng ký hợp đồng tạm thời trong 3-6 tháng, cho thôi việc, giữ chế độ cộng tác viên...

"Tình trạng sa thải nhân sự không chỉ riêng với các doanh nghiệp đầu ngành, mà thậm chí với các doanh nghiệp trong ngành còn mạnh mẽ hơn. Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp quy mô dưới 50 nhân viên thậm chí còn chấm dứt hợp đồng với 70% người lao động do không còn nguồn lực cầm cự. Trong khi đó, các chủ đầu tư có bộ máy tinh gọn hơn (chỉ nuôi đội ngũ phát triển dự án) ghi nhận tỷ lệ cắt giảm 20-25% nhân sự cùng với giảm lương theo cấp bậc", ông Đính cho hay.

Cũng theo ông Đính, dữ liệu của VARS cho thấy, số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022.

"Thực tế cho thấy, câu chuyện làn sóng sa thải nhân viên môi giới vừa qua chủ yếu vẫn tập trung ở nhân sự mới, chưa gắn bó lâu năm với nghề, còn đa phần các doanh nghiệp vẫn phải giữ lại nhân sự cứng, đủ năng lực. Bởi lẽ giai đoạn này các nhà đầu tư sẽ có yêu cầu khắt khe hơn đối với các môi giới để tìm ra hướng đi đầu tư đúng đắn của mình trong giai đoạn này. Do đó, các môi giới tay non, tay ngang sẽ khó cạnh tranh với những người có kinh nghiệm, đã được đào tạo bài bản và có uy tín trong các hoạt động môi giới", ông Đính nhìn nhận.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Diễn biến trái chiều giá chung cư Hà Nội

Thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận diễn biến trái chiều trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong khi thị trường sơ cấp vẫn duy trì đà tăng giá thì thị trường thứ cấp, giá đã chững lại và đi ngang. Tỉ lệ thanh khoản trên cả 2 thị trường này nhìn chung là

Giá chung cư Hà Nội đã tăng 50% chỉ sau 1 năm, xuất hiện dự án có giá bán từ 200 triệu đồng/m2 Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Chính phủ vừa ban hành.

Thương mại Bắc Nam muốn xây khu dân cư hơn 1.120 tỷ đồng ở Thanh Hóa Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi?

Diễn biến trái chiều giá căn hộ tại Hà Nội

Trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội tăng 22% theo năm. Trái ngược với xu hướng này, thị trường thứ cấp trong quý 1/2025 lại chứng kiến sự điều chỉnh giảm giá, trong khi đó giá sơ cấp tiếp tục neo ở mức cao.

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa Dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp Newtown Diamond với loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Thiếu hụt dòng tiền, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina muốn vay Vinaconex thêm 300 tỷ đồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia

Dự kiến, nguồn của Quỹ phát triển nhà ở quốc gia sẽ được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước cấp; huy động từ sự tự nguyện đóng góp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; nguồn thu từ quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thươnng mại theo quy định...

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Quý I/2025: Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt trên địa bàn thành phố.

ĐHĐCĐ Vinaconex: Kỳ vọng 70% lợi nhuận đến từ bất động sản và dịch vụ Gói thầu quan trọng nhất sân bay Long Thành có công nghệ gì?