Nhà giàu Hà Nội vỡ mộng bỏ hàng chục tỷ theo trào lưu xây homestay vùng ven "vừa nghỉ dưỡng, vừa có tiền từ cho thuê"

Theo trào lưu bỏ phố về vùng ven, không ít “nhà giàu” bỏ hàng chục tỷ để mua đất, đầu tư xây homestay với giấc mơ “vừa có khu nghỉ dưỡng cuối tuần, vừa có cỗ máy in tiền đều đặn". Thế nhưng, sau nhiều năm theo đuổi trào lưu này, không ít chủ homestay đang

Nhà giàu Hà Nội vỡ mộng bỏ hàng chục tỷ theo trào lưu xây homestay vùng ven "vừa nghỉ dưỡng, vừa có tiền từ cho thuê"

Dù mùa hè đã tới và dù bỏ ra hàng chục triệu đồng để chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội và trang diễn đàn quảng cáo phòng, nhưng homestay của chị M. (chủ homestay tại Hoà Bình) luôn trong tình trạng vắng khách. Thu không đủ bù chi là tình trạng diễn ra trong vòng hơn 3 năm trở lại đây. Năm 2019, vợ chồng chị M. đầu tư hơn 10 tỷ đồng để mua mảnh đất rộng hơn 2000m2 ở Hoà Bình, xây homestay.

Theo kế hoạch định ra, vợ chồng chị M. đều muốn có đưa gia đình đến nghỉ dưỡng vào cuối tuần, hay dịp hè. Trong thời gian không sử dụng đến homestay, chị tính toán cho thuê, với mức giá trung bình 500-800.000 đồng/phòng.

Đến năm 2020-2021, dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động kinh doanh của homestay luôn trong tình trạng lỗ chồng lỗ. Ngoài chi phí xây dựng, do làm việc và sống tại Hà Nội, vợ chồng chị M. phải chi tiền để thuê người dọn và bảo dưỡng homestay.

Đến năm 2022-2023, hoạt động kinh doanh cũng không có nhiều tín hiệu khả quan. Nhất là năm 2023, dù đã chạy quảng cáo, nhưng tỷ lệ lấp đầy phòng vẫn thấp. Trung bình mỗi tháng, vợ chồng chị M. phải bỏ ra gần 20 triệu đồng để “nuôi” homestay, trong khi nguồn doanh thu từ cho thuê phòng thu về như nước nhỏ giọt.

Rơi vào tình cảnh tương tự, anh T. (chủ khu nghỉ dưỡng quy mô gần 3000m2 ở khu vực Thạch Thất, Hà Nội) đang chấp nhận bù lỗ. Trước đó, anh dự tính chỉ cho khách đoàn thuê, để đảm bảo khâu cung cấp dịch vụ đảm bảo cho khách cũng như thu trọn khoản tiền lớn. Thời gian đầu mới mở homestay, nhờ bạn bè, người thân ủng hộ, khu nghỉ dưỡng của anh luôn trong tình trạng lấp đầy. Nhưng đến năm 2023, nhiều thời điểm, dù là cuối tuần, anh buộc phải cho khách thuê lẻ.

Quảng cáo

Với 8 phòng nghỉ, giá trung bình 800.000 đồng/ đêm. Trung bình cuối tuần, nếu lấp đầy các phòng, anh T. thu về khoảng 10 – 12 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu trừ chi phí thuê người chạy quảng cáo, nhân viên phục vụ dọn phòng, nhân viên giám sát khu nghỉ dưỡng hỗ trợ khách sử dụng dịch vụ trong nội khu, khoản tiền lợi nhuận ròng mỗi tháng chỉ vài triệu đồng.

Đó là may mắn nếu tháng đó, lượng khách thuê đông. Nhưng nếu tính trừ đi toàn bộ khấu hao vận hành, anh T. xác định lỗ.

Chưa kể, khoản tiền đầu tư khu nghĩ dưỡng sau thời gian ước tính lên tới gần 30 tỷ đồng, bao gồm chi phí mua đất, xây dựng nhà, thiết kế cảnh quan nội khu.

Anh Mạnh (nhà đầu tư, kiêm môi giới bất động sản) cho biết, khoảng 4 năm trở lại đây, homestay ở khu vực như Ba Vì, Thạch Thất, Sóc Sơn (Hà Nội) hay Lương Sơn, Đà Bắc (Hoà Bình) mọc lên như nấm. “Trước đó chúng tôi khảo sát một xã ở huyện Thạch Thất, trung bình khoảng 1km chắc có 1 homestay”, anh Mạnh cho biết.

Theo nhà đầu tư này, mô tuýp chung của homestay mọc lên tự phát đều quảng cáo dựa vào lợi thế thiên nhiên như góc view đẹp, có bể bơi, điểm đốt lửa trại, nướng BBQ… Rất hiếm homestay có dịch vụ hay tiện ích độc đáo.

“Người ta chỉ đến nghỉ 1 lần rồi rất khó để quay lại vì thực sự không khác gì, rời căn phòng điều hoà ở giữa trung tâm Hà Nội và về quê ngủ ở căn phòng điều hoà khác. Bước ra cửa chỉ ngồi cafe, đốt lửa trại, hay một vài dịch vụ rất cơ bản khác. Nó khiến cho khách hàng cảm thấy nhàm chán. Trong khi, một số khu homestay, dịch vụ chăm sóc vận hành chất lượng thấp do chủ không có kinh nghiệm và quản lý theo dạng “tự phát”. Đây cũng là lý do mà khách đến thuê hiếm khi quay lại”, anh Mạnh nói.

Nhà đầu tư này thừa nhận, tình trạng vắng khách, ế khách diễn ra ở rất nhiều homestay. “Tôi lựa chọn khảo sát trong tuần và ngày cuối tuần. Gần như ngày trong tuần, các homestay đều vắng bóng người thuê. Còn đến ngày cuối tuần, lượng khách thuê đông hơn nhưng không phải trong tình trạng chật kín phòng. Nhiều chủ homestay kêu lỗ và không đủ sức gồng chi phí. Nếu để không, các tài sản cũng bị hao mòn”.

Anh Mạnh còn tiết lộ thêm rằng, nhiều chủ homestay đang phải rao bán nhưng thực tế, ngay cả khi cắt lỗ, thanh khoản của các khu nghỉ dưỡng này rất thấp.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Dự án Khu công nghiệp Sông Công II được điều chỉnh tăng vốn lên hơn 2.340 tỷ đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 23/01/2025 điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II - diện tích 250ha, TP. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Giá đất tăng cao, doanh nghiệp địa ốc đua nhau mở rộng quỹ đất Thủ tướng sẽ họp với loạt doanh nghiệp bất động sản lớn về phát triển nhà ở xã hội

Thủ tướng sẽ họp với loạt doanh nghiệp bất động sản lớn về phát triển nhà ở xã hội

Hội nghị dự kiến diễn ra vào cuối tháng 1/2025 do Thủ tướng chủ trì, với sự tham gia của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo của nhiều bộ, ngành, ủy ban của Quốc hội.

Đất nền sẽ tăng giá bao nhiêu sau Tết nguyên đán? Giá đất tăng cao, doanh nghiệp địa ốc đua nhau mở rộng quỹ đất

Hải Dương được duyệt xây khu công nghiệp 3.400 tỷ đồng

Dự án được thực hiện tại xã Đại Đức và xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, với quy mô diện tích 234,63 ha (bao gồm phần diện tích sông 18,68 ha được giữ nguyên hiện trạng).

Thị trường giao dịch "cầm chừng", dòng tiền phải đi tìm kiếm cơ hội "ngách" Đất nền sẽ tăng giá bao nhiêu sau Tết nguyên đán?

Chủ tịch Hà Nội thúc tiến độ 2 dự án BT dang dở

Đối với dự án đầu tư xây dựng đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, huyện Thanh Trì, Chủ tịch UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn UBND huyện Thanh Trì thực hiện hạn mức giao đất ở tái định cư, báo cáo thành phố nếu vượt thẩm quyền.

Lâm Đồng chọn nhà đầu tư xây khu dân cư kiểu mẫu gần 1.300 tỷ đồng Nút giao thông 4 tầng đầu tiên của Việt Nam: Vừa lắp 16 camera phạt nguội, có đường sắt 13km mất 13 năm xây dựng bằng công nghệ Trung Quốc đi qua

Lâm Đồng chọn nhà đầu tư xây khu dân cư kiểu mẫu gần 1.300 tỷ đồng

Theo phê duyệt, dự án Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu Eco Grand Land có quy mô sử dụng đất khoảng 46,25ha; trong đó, đất ở chiếm 26,13ha với tổng số 1.446 lô đất; đất thương mại – dịch vụ là 0,97 ha…

Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản Bất ngờ tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí Minh có lợi suất cho thuê chung cư cao nhất cả nước

Bất ngờ tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí Minh có lợi suất cho thuê chung cư cao nhất cả nước

Hiện lợi suất cho thuê chung cư trung bình tại Bình Dương là 4,7%, vượt trội so với mức 3,7% của Hà Nội và 3,6% của TP. Hồ Chí Minh. 3,6% cũng là lợi suất cho thuê chung cư bình quân toàn quốc năm 2024.

Thu hẹp dư nợ cuối năm 2024, Chứng khoán Mirae Asset gặp thách thức về dư địa phát triển Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản

Hà Nội yêu cầu tập trung xử việc thao túng giá bất động sản

Ngày 20/1, UBND TP.Hà Nội đã ban hành Công văn số 224/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.

Viglacera đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thoái vốn trong năm 2025 Giá chung cư cao cấp tại một tỉnh "sát vách" TP.HCM đang nằm ở "vùng trũng", thấp hơn từ 30-200% so với Hà Nội

Giá chung cư cao cấp tại một tỉnh "sát vách" TP.HCM đang nằm ở "vùng trũng", thấp hơn từ 30-200% so với Hà Nội

Ở Bình Dương, căn hộ từ 45-50 triệu đồng/m2 đã có tiêu chuẩn bàn giao cao cấp, và duy trì tỷ lệ lấp đầy cho thuê 80-90%, với giá thuê hàng tháng khoảng 15 triệu đồng/căn 2PN. Tuy nhiên, tại Hà Nội hay TP.HCM, căn hộ giá từ 80-90 triệu đồng/m2 mới có thể

Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao? Một phân khúc bất động sản cả năm “im ắng” bỗng “trỗi dậy” vào cuối năm với lượng tiêu thụ bất ngờ tăng 2-3 lần

Hà Nội tạm dừng đào đường từ ngày 22/1

Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu, từ ngày 22/1, tạm dừng thi công đào đường, hè các công trình trên địa bàn.

Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và duy trì triển vọng tích cực Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chung cư tiếp tục dẫn dắt thị trường, giá tăng từ 7-10%

Chuyên gia của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản nhà ở năm 2025 sẽ có bước phát triển. Chung cư vẫn dẫn dắt thị trường, giá căn hộ sẽ tiếp tục tăng từ 7-10% so với năm 2024.

Giá bán chung cư cũ Hà Nội tăng cao chưa từng thấy Gần 10.000 căn hộ chung cư có giá từ 80 triệu đồng/m2 đổ bộ vào thị trường trong năm 2024

Metro số 1 "lăn bánh", cơ hội cho bất động sản từ khu vực ít ai ngờ tới

Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức lăn bánh cuối tháng 12/2024 sau hơn 10 năm chờ đợi được xem là “cú hích” cho thị trường bất động sản dọc tuyến hạ tầng này. Tâm lý “bao xa không bằng bao lâu” của người mua nhà Tp.HCM cùng tiềm năng tăng giá

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức hoạt động "đẩy" giá căn hộ chung cư dọc tuyến tăng nóng 35 - 70%, cao vượt trội so với thị trường