Thị trường có chuỗi 4 phiên giảm, lùi gần về mốc 1.300 điểm

Đợt chốt lời của nhóm cổ phiếu Vingroup đang khiến thị trường nối dài chuỗi phiên giảm điểm lên con số 4.

Thị trường có chuỗi 4 phiên giảm, lùi gần về mốc 1.300 điểm

Định vị thị trường

Phiên đầu tuần, chứng khoán châu Á tăng điểm trên diện rộng ở hàng loạt các chỉ số như TWSE (+0,6%), KOSPI (+1,55%), KLSE (+0,18%), NIKKEI 225 (+0,92%), STI (+0,18%).

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam lại đi ngược diễn biến chung của khu vực. Hoạt động chốt lời của nhóm Vingroup đã khiến thị trường giảm điểm mạnh.

Chất xúc tác

Thiếu hụt về thanh khoản đã xuất hiện từ tuần trước. Sang phiên đầu tuần, khớp lệnh của HOSE đã sụt hơn 20% so với phiên cuối tuần trước, xuống còn 718 triệu đơn vị.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp trên HOSE với giá trị ròng đạt 346 tỷ đồng. Các mã như SHB (-75 tỷ đồng), HAH (-71,6 tỷ đồng), VCI (-58,2 tỷ đồng), PVD (-55,9 tỷ đồng) đứng đầu chiều bán ra trong khi GEX (+83 tỷ đồng), HPG (+55,6 tỷ đồng), VHM (+46,3 tỷ đồng), EIB (+40 tỷ đồng) vẫn được mua vào khá tích cực.

Thị trường có chuỗi 4 phiên giảm, lùi gần về mốc 1.300 điểm
Nhà đầu tư ngoại bán ròng phiên thứ 4 liên tiếp.
Quảng cáo

Theo thống kê, trong tuần vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 15.029,60 tỷ đồng từ thị trường qua kênh thị trường mở. Trạng thái giao dịch có 34.932,45 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố.

Vận động thị trường

4 phiên bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài cũng trùng hợp với chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp của thị trường. Tuy nhiên, phiên hôm nay còn là phiên giảm sâu nhất trong chuỗi. VN-Index giảm 19,32 điểm xuống 1.310,57 điểm (-1,45%). Thanh khoản đạt 17.751 tỷ đồng, tương đương 790,5 triệu đơn vị.

Ngoài nguyên nhân từ tiền ngoại, việc các cổ phiếu nhóm Vingroup bị chốt lời cũng khiến cho thị trường có diễn biến giảm sâu. Cả VHM và VIC đều giảm sàn còn VRE giảm 3,6%.

Trong khi đó, nhiều cổ phiếu Ngân hàng như ACB (-0,2%), VCB (-0,4%), TPB (-0,4%), CTG (-0,5%), HDB (-1,6%), TCB (-1,8%) cũng đều không có sự hỗ trợ cho chỉ số. Tổng cộng, rổ VN30 có 19/30 mã giảm giá.

Tác động của nhóm Vingroup cũng khiến cho các cổ phiếu Bất động sản và Chứng khoán phải giảm theo với VCG (-2,4%), NDN (-2,2%), KBC (-2,2%), DPG (-2,1%), IJC (-1,2%), VND (-1,52%), HCM (-0,39%), SSI (-1,06%). Chỉ có cặp đôi HHS (+3,6%), TCH (+1%) vẫn giữ được sự tích cực.

Các nhóm ngành đã tăng mạnh như Cảng biển, Năng lượng cũng ghi nhận hoạt động chốt lời trong đó HAH (-6,97%) giảm sàn còn GMD (-4,17%), VSC (-3,68%), TV2 (-4,2%), VSH (-3%), POW (-2,2%), HDG (-2%) cùng giảm trên 2%.

Một số nhóm ngành như Bán lẻ, Nông nghiệp, Hóa chất cũng xuất hiện những điểm sáng như FRT (+3,27%), DGW (+2,97%), LIX (+6,93%) tuy nhiên đây đều là những cơ hội khá rời rạc.

Nhìn chung, thị trường vẫn chưa xuất hiện những nhóm ngành nổi trội sau 4 phiên giảm liên tiếp. Các chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ, giảm lần lượt 0,93% và 0,71%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Theo doanhnghiepkinhtexanh.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

PYN Elite Fund mua hơn 1,5 triệu cổ phiếu Yeah1, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 6%

Cổ phiếu YEG lần đầu xuất hiện trong báo cáo danh mục đầu tư của PYN Elite Fund vào thời điểm cuối tháng 12/2024. Tới tháng 4/2025, quỹ ngoại chính thức trở thành cổ đông lớn tại Yeah1.

Pyn Elite Fund gia tăng mạnh tỷ trọng MWG, đưa cổ phiếu VIX vào top 10 danh mục Người đứng đầu quỹ Pyn Elite Fund: “Chứng khoán Việt Nam ngắn hạn khá mơ hồ”

HoSE cập nhật danh sách cắt margin: 65 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ

Theo quy định, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán cấp để mua 65 mã cổ phiếu bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Cổ phiếu Chứng khoán APG tăng mạnh nhất năm 2025, Chủ tịch gần như thoái hết vốn

Cổ phiếu APG đang dẫn đầu nhóm chứng khoán với mức tăng gần 87% từ đầu năm, giữa bối cảnh chuyển giao quyền lực thượng tầng và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại dồn dập đổ vào.

Ông Trần Anh Thắng chỉ giữ ghế Tổng Giám đốc tại Chứng khoán VFS Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024