Nhà ga sân bay Long Thành sẽ khởi công trong tháng 8, đã có 3 liên danh dự thầu

Công tác chấm thầu gói nhà ga hành khách sân bay Long Thành đang được tiến hành khẩn trương để khởi công vào tháng sau.

Ngày 6/7, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thông tin về kế hoạch khởi công nhà ga hành khách tại buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về giải phóng mặt bằng phục vụ sân bay Long Thành và 2 tuyến đường kết nối sân bay.

Theo đó, công tác chấm thầu gói nhà ga hành khách sân bay Long Thành đang được tiến hành khẩn trương, trong tháng 7 này sẽ hoàn thành. Ngay sau khi lựa chọn được nhà thầu, các đơn vị liên quan sẽ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, dự kiến tháng 8 sẽ khởi công công trình.

Giải phóng mặt bằng để thi công

Theo lãnh đạo ACV, gói thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách (gói thầu 5.10) sân bay Long Thành có giá trị hơn 35.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện 39 tháng.

Ngoài đẩy nhanh gói thầu 5.10, ACV cũng chuẩn bị các điều kiện để tháng 8 khởi công các hạng mục thuộc sân bay Long Thành như đường cất, hạ cánh, sân đỗ tàu bay, đường kết nối.

Tới đây nhiều hạng mục tại sân bay Long Thành sẽ đồng loạt được triển khai, ACV kiến nghị ngành chức năng Đồng Nai sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng sân bay giai đoạn 1 và 2 tuyến giao thông kết nối (T1 và T2), trong đó, ưu tiên bàn giao mặt bằng tuyến T1 - đường công vụ trong quá trình xây dựng sân bay.

a2-5709.png Công trường sân bay Long Thành. Ảnh: Thanh Niên

Theo báo cáo của UBND huyện Long Thành, sân bay Long Thành được xây dựng trên diện tích 5.000 ha, trong đó, giai đoạn 1 hơn 2.530 ha. Đến nay, huyện Long Thành cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng sân bay giai đoạn 1. Với 2 tuyến đường kết nối sân bay, huyện đang giải phóng mặt bằng, trong đó, tuyến T1 cần thu hồi hơn 60 ha đất.

Hiện ngành chức năng bàn giao cho ACV trên 38 ha, đạt tỷ lệ khoảng 63%.Về việc xây dựng 11 công trình xã hội tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (diện tích hơn 280 ha, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Đồng Nai làm chủ đầu tư) phục vụ sân bay Long Thành, hiện 5 công trình cơ bản hoàn thành. 6 công trình bị ngưng trệ trong thời gian dài cũng mới được tái khởi động lại. Tại khu tái định cư, có hàng nghìn người dân đến sinh sống.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Võ Tấn Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu huyện Long Thành tập trung nhân lực, giải quyết triệt để vướng mắc để thu hồi đất đối với 1 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 sân bay Long Thành. Đồng thời yêu cầu Sở Tài chính Đồng Nai hướng dẫn huyện Long Thành nhanh chóng thẩm định giá đất với trường hợp này.

Về mặt bằng 2 tuyến giao thông kết nối, huyện Long Thành tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm tạo đồng thuận trong dân, phấn đấu tháng 7 này bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư.

Quảng cáo

Hiện nay, nhiều công trình xã hội tại khu tái định cư thi công ì ạch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối chưa đầy đủ. Ông Đức yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Đồng Nai đưa ra giải pháp , chỉ đạo nhà thầu tăng cường nhân lực, hoàn thành các công trình trong tháng 9.

Chấm thầu 3 liên danh đề cao tiềm lực tài chính

Tháng 6, ACV mở thầu gói thầu 5.10. Đây là lần mở thầu thứ 2 sau lần đầu bất thành (tháng 9/2022) do chỉ có 1 nhà thầu đăng ký tham gia.

ACV điều chỉnh một số yêu cầu về tiến độ, tài chính để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước. Lần mở thầu thứ 2 này nhận được 3 hồ sơ thầu có sự tham gia liên kết giữa nhà thầu nước ngoài nhiều kinh nghiệm thi công sân bay và các công ty xây dựng trong nước có tên tuổi.

3 liên danh nộp hồ sơ dự thầu gồm CHEC-BCEG-Vietnam Contractors, Hoa Lư và Vietur.

Liên danh CHEC-BCEG-Vietnam Contractors: gồm China Harbour Engineering Comopany Limited và CHEC (đại diện thị trường hải ngoại của Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc).

CHEC thường tham gia những công trình hạ tầng được Chính phủ Trung Quốc cho vay ưu đãi. Trong đó, năm 2013, CHEC nhận thầu trị giá 680 triệu USD xây dựng sân bay Khartoum từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung Quốc qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (EIBC).

Liên danh Hoa Lư: nhà thầu nước ngoài duy nhất trong liên danh này là tập đoàn Thái Lan Powerline Engineering Public Company Limited (PLE). Công ty này từng tham gia xây dựng Suvarnabhumi - sân bay lớn nhất Thái Lan hiện nay.

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty gồm thi công hệ thống điện, điều hòa, hệ thống ống nước, vệ sinh, phòng cháy, chữa cháy… Doanh thu mảng cơ điện của PLE khoảng 4.500-5.000 tỷ đồng/năm.

Liên danh Vietur: đơn vị đứng đầu là IC ISTAS trực thuộc Tập đoàn IC Holding tại Thổ Nhĩ Kỳ. IC ISTAS nằm trong top 3 nhà thầu lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, tham gia thi công nhiều cảng hàng không lớn trên thế giới như sân bay quốc tế St. Petersburg Pulkovo (quy mô 20 triệu hành khách năm), đầu tư sân bay Antalya theo hình thức BOT và PPP, thi công giai đoạn 1 sân bay King Khaled (thủ đô Riyadh, Saudi Arabia).

Liên danh Vietur có một số doanh nghiệp trong nước như Ricons, Newtecons và SOL E&C và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - Vinaconex...

Công tác đánh giá năng lực liên danh các nhà thầu được tiến hành khẩn trương. Các yếu tố được đề cao là kinh nghiệm, thiết bị máy móc, nhân sự và đặc biệt là về tiềm lực tài chính. Theo thông báo của ACV, đơn vị sẽ đàm phán và ký kết hợp đồng với liên danh trúng thầu để sớm khởi công gói thầu trong tháng 8.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao, ưu tiên sử dụng sản phẩm Việt Nam

Tại đề án chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD Giá vé trung bình trên mỗi km đường sắt cao tốc của Trung Quốc là 0,19 USD, Nhật Bản là 0,28 USD và 0,26 USD với Indonesia: So với các nước Việt Nam đắt hay rẻ?

GEFE 2024 thúc đẩy chuyển đổi xanh và các mô hình kinh tế bền vững

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024 diễn ra trong các ngày từ 21-23/10 đã quy tụ các nhà lãnh đạo, giới doanh nhân trong và ngoài nước cùng cam kết đồng hành, kiến tạo tương lai xanh.

Xung đột leo thang tại Trung Đông, chứng khoán Mỹ và châu Âu giảm điểm Chứng khoán châu Âu và Mỹ phần lớn tăng điểm trong phiên 17/10

Niềm tin thương hiệu quốc gia thúc đẩy hợp tác quốc tế

Thương hiệu quốc gia nhất quán có thể trở thành tiền đề thúc đẩy sự hợp tác quốc tế. Năm 2023, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Đây là lợi thế rất lớn đối với việc phát triển thương hiệu quốc gia.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng xấp xỉ cả năm 2023

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng