Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?
Người nước ngoài chủ yếu mua bất động sản để ở. (Ảnh: Int)

Theo Bộ Xây dựng, tính từ năm 2015 đến hết quý III/2023 người nước ngoài đã mua hơn 3.000 căn hộ tại Việt Nam; riêng trong nửa đầu năm 2024 người nước ngoài đã mua 1.000 căn hộ tại Hà Nội.

Cụ thể, Hà Nội chiếm hơn nửa với 1.765 căn, TPHCM 850 căn, Bắc Ninh 110 căn, Bình Dương 210 căn, Bà Rịa - Vũng Tàu 50 căn... Phần lớn người mua đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Malaysia. Tuy nhiên, tổng số người nước ngoài đã mua nhà tại Việt Nam được đánh giá vẫn còn rất ít so với nhu cầu.

Đáng chú ý, trong số 1.000 căn người nước ngoài mua tại Hà Nội nửa đầu năm nay đa phần là người Trung Quốc với hơn 400 căn (chiếm 42%), Hàn Quốc với 210 căn (chiếm 21%), Hồng Kông (Trung Quốc) mua gần 90 căn (chiếm 9%), Đài Loan (Trung Quốc) 49 căn (5%) và Mỹ 41 căn (chiếm 4%)…

Loại hình chủ yếu là các căn hộ chung cư ở dự án nhà thương mại và tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Nhu cầu mua nhà của người nước ngoài được dự báo tăng khi các luật được áp dụng.

Theo thống kê của Hội môi giới bất động sản, số lượng nhà ở được người nước ngoài mua tại Việt Nam kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực chỉ chiếm khoảng 0,53% tổng lượng nhà ở của cả nước giai đoạn 2018-2022. Trong khi nhu cầu mua nhà của người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bao gồm nhu cầu sở hữu nhà để ở và nhu cầu kinh doanh là rất lớn, có khoảng 4 triệu người muốn mua nhà ở Việt Nam trong tương lai, bao gồm người nước ngoài và Việt kiều.

Quảng cáo

Hiện Nhà nước công nhận, bảo hộ quyền sở hữu nhà ở hợp pháp cho các chủ sở hữu bất kể là người có quốc tịch Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, việc mở ra quy định về sở hữu nhà ở cho người nước ngoài với nhiều thủ tục đi kèm, giao dịch loại tài sản này cũng bị giới hạn rất nhiều.

Bên cạnh đó, những hạn chế trong việc tiếp cận quyền sử dụng đất, trong nhóm cơ cấu “người sử dụng đất” theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì người nước ngoài không là đối tượng có QSDĐ ở Việt Nam. Việc sở hữu nhà ở không gắn QSDĐ đã gián tiếp hạn chế người nước ngoài đầu tư sở hữu BĐS ở Việt Nam.

Cuối tháng 6, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai , Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản sẽ có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với thời điểm đã được quyết định trước đó là ngày 1/1/2025.

Một trong những điểm mới, nổi bật của Luật này được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS, đó là việc ghi nhận thêm đối tượng “người gốc Việt Nam định cư nước ngoài” vào nhóm chủ thể được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, quy định về người sử dụng đất của Luật này tuy có phần cởi mở hơn về đối tượng được tiếp cận QSDĐ, nhưng Luật Đất đai 2024 vẫn chưa tạo được “cú hích” cho thị trường BĐS, vì Nhà nước vẫn chủ trương hạn chế QSDĐ của người nước ngoài, đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Nói về nhu cầu người nước ngoài mua bất động sản tại Việt Nam, chia sẻ với báo chí mới đây, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, người châu Âu, châu Mỹ thì chắc chắn họ sẽ không mua nhà kiểu đầu cơ do thói quen không bỏ tiền vào bất động sản tại các nước ở xa quê hương.

Đối với người Đông Á, phần lớn sẽ là người Hàn Quốc, họ có nhu cầu ở lâu dài tại Việt Nam nên nếu mua thì sẽ để ở chứ không phải mua để đầu tư lâu dài. Với người Trung Quốc, có thể họ có mối quan hệ làm ăn với người Hoa ở Việt Nam nên có khả năng sẽ mua để đầu tư do quan hệ họ hàng thân thiết,tuy nhiên, số lượng sẽ không nhiều. Do đó, người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam để đầu cơ có thể chủ yếu là Việt kiều, người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 2 kiến nghị gỡ vướng hồ sơ đất đai bị ách tắc

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi UBND Thuế TP. Hồ Chí Minh về việc giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị lần thứ 2 của Cục Thuế Thuế TP. Hồ Chí Minh trong vòng 1 tháng qua về vấn đề này.

Lệ phí trước bạ tăng thế nào khi sang tên sổ đỏ theo Luật mới? Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt trong trường hợp nào?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giảm lãi suất cho vay gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên với lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà và thời gian ưu đãi ngắn với 3 năm chủ đầu tư và 5 năm với người mua nhà là chưa thực sự thu hút người vay.

SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần WinCommerce cho Masan Group Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Tình trạng khan cung tại Tp.HCM lên đến “đỉnh điểm”, căn hộ 3 tỉ đồng xem là phân khúc nhà bình dân

Mặt bằng giá căn hộ Tp.HCM liên tục bị “xô đổ”, tiêu chí xếp hạng phân khúc vì thế cũng thay đổi theo. Nếu trước đây căn hộ 3 tỉ đồng/căn xếp ngưỡng trung – cao cấp thì hiện nay được gọi là nhà bình dân.

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc Ngân hàng vẫn đổ mạnh tiền cho vay bất động sản