Một số doanh nghiệp bất động sản lớn đang phải chọn giải pháp “đau đớn” để tồn tại

Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HOREA), trước tình thế khó khăn chồng chất hiện nay, một số doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản đang phải chấp nhận thực hiện nhiều giải pháp “đau đớn” để tồn tại.

Chia sẻ với MarketTimes, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA cho biết hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.

Theo ông Châu, hiện đã có một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản do gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là “rủi ro” bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản dẫn đến việc phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để “tồn tại trước đã”.

Theo đó, ông Châu cho rằng, một số động thái cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản có thể kể đến như việc một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO).

Bên cạnh đó, cũng theo thông tin từ ông Châu thì hiện nay, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang ráo riết tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động) tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Một trong những tín hiệu “đáng báo động” nữa theo vị Chủ tịch HOREA là do “tắc” nguồn vốn tín dụng, “tắc” nguồn vốn “trái phiếu”, tắc cả nguồn “vốn huy động từ khách hàng”, nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản “đói vốn” nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy “rủi ro”.

Quảng cáo

Không dừng lại ở đó, có doanh nghiệp đã phải tính đến việc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng). Dù khách hàng có thể mua với giá rẻ, nhưng sẽ có “rủi ro” là do sản phẩm hình thành trong tương lai, ông Châu cho biết.

Theo ông Châu, việc các doanh nghiệp bất động sản trong nước gặp khó khăn về dòng vốn dẫn đến phải bán tháo các tài sản với giá rẻ, đặc biệt là quỹ đất chưa triển khai có thể dẫn tới kịch bản các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội “thôn tính” có thể làm mất đi “lợi thế” của doanh nghiệp nội địa trên thị trường bất động sản hiện nay.

Từ những dẫn chứng về khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay, ông Lê Hoàng Châu cho rằng Chính Phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan cần sớm có đồng bộ giải pháp nhằm “gỡ khó” cho thị trường cũng là để cứu các doanh nghiệp bất động sản khỏi thế “bị dồn vào chân tường” dẫn đến nguy cơ phá sản.

Theo đó, bên cạnh tạo điều kiện về mặt cơ chế thông qua việc thúc đẩy nhanh công tác rà soát, sửa đổi các Luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và các quy định liên quan khác thì theo ông Châu, trước mắt các cơ quan Nhà nước cần có cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại đã “tạm nộp tiền sử dụng đất” hoặc đang được “rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung”.

Theo đó, hiện nay, các dự án này không thể hoàn chỉnh pháp lý vì không ai dám định giá đất dẫn đến doanh nghiệp không thể hoàn thành nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước và để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, ông Châu cũng cho biết đến thời điểm hiện tại, HOREA đã nhiều lần có văn bản kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội, nhất là các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, có dự án đảm bảo yếu tố pháp lý, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có sản phẩm bán tốt, có thanh khoản tốt, giúp làm tăng nguồn cung nhà ở.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Bí mật giúp “biến hóa” không gian sống của căn hộ nghệ thuật Art Residence

Không chỉ sở hữu diện mạo hiện đại, cá tính và gu thẩm mỹ trang nhã, các căn hộ Art Residence tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam còn gây ngạc nhiên với không gian sống tối ưu nhờ giải pháp mở rộng về chiều đứng.

Đỉnh cao kiến trúc Sun Symphony Residence: Từ cảm hứng dân tộc thấm đẫm tới thiết kế “vị nhân sinh” hiếm có Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam

Nhiều chung cư cũ có hiện tượng nứt sau bão, Bộ Xây dựng thúc các địa phương đẩy mạnh cải tạo chung cư cũ

Bộ Xây dựng vừa có Công văn 5297/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2023, Nghị định số 98/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Một nhà đầu tư đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế Thái Phú Toàn trúng dự án hơn 4.170 tỷ đồng ở Phú Quốc

Huyện sắp lên quận của Hà Nội chuẩn bị đấu giá 26 thửa đất, khởi điểm chỉ từ 14 triệu đồng/m2

Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 - Quốc gia vừa thông báo ngày 30/9 này sẽ đưa 26 thửa đất thuộc khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 2), thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội ra đấu giá.

Một nhà đầu tư đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế Thái Phú Toàn trúng dự án hơn 4.170 tỷ đồng ở Phú Quốc

Một nhà đầu tư đăng ký xây khu nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ đồng ở Thừa Thiên Huế

Theo công bố, hết hạn nhận hồ sơ chỉ có duy nhất một nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án là Liên danh Công ty CP Đầu tư Nhà An Bình - Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Đắk Lắk.

Đồng Nai chọn chủ đầu tư xây khu đô thị hơn 72.000 tỷ đồng Tập đoàn nhà ông Donald Trump muốn đầu tư sân golf và tổ hợp vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng tại Hưng Yên

Huyện vùng ven Hà Nội tiếp tục bán đấu giá 58 thửa đất dù trước đó bị bỏ cọc hàng loạt

Cụ thể, các lô đất có diện tích từ hơn 76-189m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Hình thức đấu giá từng thửa đất bằng việc bỏ phiếu kín trực tiếp 1 vòng (1 lần) đấu theo phương thức trả giá lên.

Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn Vẫn chỉ có một nhà đầu tư duy nhất đăng ký xây khu đô thị hơn 35.000 tỷ ở Đông Anh

80% số lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai bị bỏ cọc, bao gồm lô hơn 100 triệu đồng/m2

Sau phiên đấu giá đất "nóng như chảo lửa" cách đây hơn 1 tháng tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), với lô có giá trúng cao nhất là hơn 100 triệu đồng/m2 - gấp 8 lần so với giá khởi điểm, có tới 55 lô đã chính thức bị bỏ cọc và hủy kết quả trúng đấu giá.

Một huyện ven Hà Nội tiếp tục đưa hơn 100 lô đất ra đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 3,5 triệu đồng/m2 Phần lớn các lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai bị bỏ cọc

Vẫn chỉ có một nhà đầu tư duy nhất đăng ký xây khu đô thị hơn 35.000 tỷ ở Đông Anh

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội vừa mở hồ sơ đăng ký lần 2 thực hiện dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại các xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, huyện Đông Anh.

Hà Nội ban hành tiêu chí xác định giá đất mới Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn

Tồn đọng gần 9.000 hồ sơ liên quan đến đất đai, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị khẩn

Cục Thuế TP.HCM vừa có kiến nghị khẩn đến UBND TP.HCM về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết gần 9.000 hồ sơ còn tồn đọng từ ngày 1/8/2024.

Đề xuất áp dụng mức 2% thuế đất hằng năm để chặn đầu cơ Gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Xác định “đúng người, rõ việc” khi tháo gỡ cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, bản án

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu xác định “đúng người, rõ việc” khi tháo gỡ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát đầu cơ thổi giá đất làm loạn thị trường