Một Fed thất thường có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2024

Fed đang ngày cáng khó đoán.

Một Fed thất thường có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2024

Cục Dự trữ Liên bang có thể chế ngự bong bóng tiền tệ của Mỹ hay không vẫn là yếu tố lớn nhất đối với triển vọng kinh tế toàn cầu. Ngân hàng trung ương Mỹ đã có bước đi ôn hòa đầy bất ngờ tại cuộc họp gần đây nhất của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ nhưng sau đó đã phải rút lại một số tuyên bố.

Fed đang có kế hoạch cắt giảm thêm 1.100 tỷ USD khỏi bảng cân đối kế toán vào năm tới. Chắc chắn sẽ có những sự cố tài chính và một Fed thất thường sẽ chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Đây có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2024, theo nhà kinh tế học Andy Xie.

Thị trường trái phiếu Mỹ suýt gặp thảm họa trong tháng 10. Lợi suất trái phiếu tăng cao làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu chính phủ Mỹ có thể tiếp tục vay hàng nghìn tỷ USD để duy trì hay không. Mỹ được cho là đang ngày một gặp khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và đảm bảo ngân sách hoạt động cho chính phủ.

Chính phủ Mỹ đã vay 2.000 tỷ USD trong năm tài chính 2023. Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự đoán mức thâm hụt tài chính hàng năm sẽ là ít nhất 6% GDP trong 10 năm tới. Kỳ vọng lãi suất giảm sẽ giúp chính phủ vay đủ tiền để duy trì mọi hoạt động. Và đây có lẽ là động lực chính đằng sau việc Fed thay đổi quan điểm.

Thị trường Mỹ hoan nghênh quan điểm ôn hòa của Fed. Nếu bong bóng hiện tại mở rộng trong vài tháng, lạm phát chắc chắn sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn. Fed cần đảm bảo bong bóng không quá nóng hoặc quá lạnh để duy trì nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.

Quảng cáo

Mỹ là một nền kinh tế bong bóng, Andy Xie nhận xét. Chỉ số rõ ràng nhất chứng mình điều này là tỷ lệ tài sản trên giấy so với GDP ngày càng tăng. Yếu tố thúc đẩy bong bóng vĩ mô luôn là nguồn cung tiền quá mức. Bảng cân đối kế toán của Fed cũng là một minh chứng khi khoảng 4.000 tỷ USD đã được bổ sung để hỗ trợ hệ thống tài chính trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Bên cạnh đó, khoảng 4.000 tỷ USD nữa cũng được bổ sung trong thời Covid-19.

Đại dịch đã làm gián đoạn nguồn cung, và việc kích thích tiền tệ không thể giải quyết được vấn đề này. Thay vào đó, nó chỉ làm cho tình hình bong bóng tệ hơn nhưng Fed vẫn chưa sửa chữa sai lầm này. Cho đến nay, bảng cân đối kế toán của Fed đã bị cắt giảm khoảng 1.200 tỷ USD, với phần lớn lượng tiền dư thừa sẽ bị lạm phát hấp thụ.

Thật kỳ lạ khi Fed báo hiệu rằng cuộc chiến lạm phát đã kết thúc. Thị trường lao động thắt chặt, giá lương thực và tiền thuê nhà tăng cao, tiền lương tăng mạnh, và năng suất thấp đều dẫn đến một nền kinh tế dễ bị lạm phát.

Chính sách mở rộng tiền tệ với quy mô lớn đã gây ra bong bóng trên thị trường chứng khoán Mỹ và thâm hụt tài chính lớn. Nếu tiếp tục, thâm hụt tài chính của Mỹ sẽ ngày càng lớn hơn. Kết quả là, thị trường trái phiếu Mỹ sẽ trở thành động lực cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng liệu thế giới có đủ tự tin để bỏ hết trứng vào giỏ này không?

Xu hướng hiện tại là không tốt cho Mỹ về lâu dài. Việc neo giá giữa đồng nhân dân tệ và đồng đô la đang khiến đồng tiền của Mỹ được định giá quá cao khi các loại tiền tệ khác phải cố gắng duy trì khả năng cạnh tranh với đồng nhân dân tệ. Khu vực sản xuất bị thu hẹp và thâm hụt thương mại gia tăng là những dấu hiệu của việc đồng đô la được định giá quá cao. Đây là lý do tại sao, mặc dù trợ cấp tăng lên, ngành sản xuất của Mỹ vẫn đang khó khăn. Nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào chi tiêu thâm hụt của chính phủ.

Lợi suất trái phiếu Mỹ cần phải cao để thu hút đủ tiền nhằm bù đắp thâm hụt của chính phủ. Nếu lãi suất giảm, nhiều người sẽ sẵn sàng đổ tiền vào thị trường hơn. Fed có vẻ muốn khơi dậy những kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất thay vì hành động thực sự. Nhưng câu hỏi đặt ra là tình trạng như vậy có thể kéo dài bao lâu?

Tham khảo: SCMP

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới