Khung giá điện mới cho các dự án năng lượng tái tạo: Liệu còn hấp dẫn các nhà đầu tư?

Với mức giá trần mà Bộ Công thương quy định thì doanh nghiệp đầu tư trong năng lượng tái tạo khó có thể có lãi và thu hồi vốn. Trong khi đó, để thỏa thuận được mức giá trần này cũng là điều không hề dễ dàng.

Hơn 14 tháng chờ khung giá điện…

Một đại diện Cộng đồng Năng lượng tái tạo Bến Tre cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn trong việc ủng hộ các chính sách của Chính phủ về năng lượng tái tạo và có những thành công đáng ghi nhận.

Tuy vậy, có một số doanh nghiệp không kịp hưởng một số chính sách ưu đãi về giá FIT của Chính phủ do không đảm bảo tiến độ về thời gian.

“Nguyên nhân khách quan là do đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn đến các lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành năng lượng tái tạo”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Theo đó, với các dự án điện gió và điện mặt trời hiện cơ chế hỗ trợ hết hiệu lực từ ngày 1/11/2021, chưa có cơ chế chuyển tiếp nên 62 dự án/phần dự án điện gió đã xây dựng xong nhưng chưa được đưa vào vận hành.

“Khi chưa có bảng giá mới, doanh nghiệp không được phép bán điện, đồng nghĩa với doanh thu bằng không. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp phải chi trả rất nhiều chi phí từ vận hành, bảo trì thiết bị, quản lý, và lãi vay vốn ngân hàng, thậm chí sắp tới phải trả lãi gốc”, vị đại diện này quan ngại.

Cũng trong tình trạng tương tự, theo ông Trần Minh Tiến, đại diện pháp lý cho bốn Nhà máy điện gió tại Gia Lai, hiện nay các nhà máy này đã hoàn thành cách đây một năm với tổng công suất 160 MWh. Trong quá trình đợi cơ chế giá của nhà nước, tất cả các nhà máy này đều khủng hoảng về tài chính.

“Chúng tôi đầu tư 160 MWh điện gió với tổng đầu tư khoảng gần 300 triệu USD. Và sau hơn một năm hoàn thiện nhưng không được phát điện thì lãi suất ngân hàng phải trả hàng ngày, máy móc khấu hao và từ giờ đến lúc đàm phán giá điện thì chưa biết khi nào. Tất cả các nhà đầu tư đang có, đang nằm chờ này cứ như trên bờ vực thẳm” đại diện pháp lý này cho hay.

Khung giá mới, liệu doanh nghiệp có thể thu hồi vốn?

Sau hơn 14 tháng chờ đợi, mới đây, Bộ Công thương đã có Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023, ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

STT

Loại hình nhà máy

Mức trần của khung giá (đồng/kWh)

1

Nhà máy điện mặt trời mặt đất

1.184,90

2

Nhà máy điện mặt trời nổi

Quảng cáo

1,508,27

3

Nhà máy điện gió trong đất liền

1.587,12

4

Nhà máy điện gió trên biển

1.815,95

Như vậy các nhà máy điện mặt trời, điện gió đang đầu tư dở dang mà chưa kịp hoà lưới điện sẽ tiến hành đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo khung giá này để chốt được việc mua bán điện, vốn đã dở dang từ 1/11/2021 với các dự án điện gió và từ 1/1/2021 với các dự án điện mặt trời.

Tuy nhiên, ông Trần Minh Tiến cho rằng, với mức giá trần này mà Bộ Công Thương quy định thì doanh nghiệp khó có thể có lãi và thu hồi vốn. Trong khi đó, để thỏa thuận được mức giá trần này cũng là điều không hề dễ dàng.

Cụ thể, theo khung giá mới mà Bộ Công Thương ban hành thì mức giá cao nhất cho điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh, tương đương 6,8 CEN là rất thấp. Trong khi, mỗi KW điện gió khi đầu tư đã mất khoảng 7 CEN vốn đầu tư. Nếu bán giá 6,8 CEN, đương nhiên các dự án đã bị lỗ.

“Với mức giá trần đưa ra sẽ là cơ sở để Tập đoàn Điện lực và các đơn vị phát điện mặt trời, điện gió thoả thuận giá phát điện theo quy định. Tuy vậy, để xác định giá bán thì phải đàm phán với nhiều chỉ tiêu như tổng đầu tư, thiết bị máy móc …Tôi tin rằng, phần lớn các dự án đều dưới mức giá trần đưa ra” ông Tiến nhìn nhận.

Trong khi đó, việc đám phán xong một cái hợp đồng mua bán điện không đơn giản, có dự án nhiều năm trời vẫn chưa ký được; trong khi nhanh nhất thì cũng phải vài ba tháng, thường thì mất cả năm. Vì vậy, việc cần trước mắt phải làm sao kết nối, đàm phán và bán được điện.

“Cách nào thì cách, nhà đầu tư phải để cho máy móc chạy ổn định, nếu không thiết bị máy móc sẽ hỏng hóc theo thời gian. Sau đó kiến nghị nhà nước tăng giá lên, chứ với giá này nhà đầu tư thua là chắc chắn” ông Tiến nêu rõ.

Còn theo đại diện Cộng đồng Năng lượng tái tạo Bến Tre, trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, Việt Nam xác định, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là yếu tố trụ cột tạo nền móng cho cho tăng trưởng xanh và sự phát triển bền vững.

Tuy vậy, việc các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở trong trạng thái “lỗ chồng lỗ” thì rất khó cho ngành năng lượng này phát triển lâu dài tại Việt Nam.

“Quan điểm của các nhà đầu tư là cần đã đưa ra mức giá cho phù hợp, ít nhất là phải cứu được các nhà đầu tư nhà máy đã hoàn thành tại Việt Nam. Song, với mức giá mới công bố, các nhà đầu tư không thể hòa vốn được lợi nhuận và khó có thể phát triển được tiếp”, đại diện Cộng đồng Năng lượng tái tạo Bến Tre đánh giá.

Ngoài ra, trong Quyết định 21 chỉ nói đến khi nói đồng tiền quy đổi là VND và không quy đổi ra tỷ giá với các đồng tiền mạnh trên thế giới như các Quyết định trước đây khiến nhà đầu tư lại đối mặt với rủi ro lớn khi lạm phát tăng cao và VND mất giá so với đồng tiền khác.

“Đồng tiền Việt Nam liên tục mất giá đã khiến nhiều doanh nghiệp đáng lẽ từ lãi chuyển sang lỗ. Nếu Bộ Công thương vẫn tính giá mua điện bằng tiền VND về lâu dài sẽ rất bất lợi cho doanh nghiệp bởi chi phí thuê chuyên gia, phí vận hành, chi phí nhập khẩu thiết bị… chúng tôi đều phải tính bằng USD” vị đại diện này lo lắng.

Vì vậy, với khung giá mới, các nhà đầu tư đang tìm hiểu thì đang phải tính toán lại xem có lãi không mới tiếp tục đầu tư, nếu không sẽ chuyển sang một nước khác có tiềm năng hơn. Còn một số nhà đầu tư có dự án xin nằm trong quy hoạch điện chỉ chờ có khung giá rồi bán thu tiền, chứ không mặn mà làm tiếp lâu dài.

Đại diện Cộng đồng Năng lượng tái tạo Bến Tre hi vọng, tới đây, khi giá điện được tăng giá thì mức giá trần này sẽ được điều chỉnh theo. Bởi, khi giá điện lên như vừa qua thì EVN cũng phải mua điện từ nhiệt điện như điện than, điện khí, hay diesel với giá rất cao, cao hơn giá năng lượng tái tạo nhiều.

“Tôi mong muốn sẽ mức giá công bằng hơn cho năng lượng tái tạo để cứu các doanh nghiệp đã đầu tư vào Việt Nam, từ đó củng cố lòng tin ủng hộ các đầu đầu tư mới vào lĩnh vực này theo đúng đường lối chủ trương đề ra” vị đại diện này nhấn mạnh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Năng lượng tái tạo

“Xanh hóa” năng lượng sản xuất: Doanh nghiệp có thể tự chủ đầu tư nhưng cần chính sách rõ ràng hơn

“Vấn đề tài chính để đầu tư vào năng lượng xanh, nhiều doanh nghiệp có thể tự chủ được, nhưng vấn đề là chính sách phải được khơi thông, phải rõ ràng và có sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, không hẳn là hỗ trợ tài chính”, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Intech Group cho biết.

Đến năm 2045, tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ chiếm 65 - 70% trong tổng năng lượng sơ cấp Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, giá điện cần được điều chỉnh theo giá thị trường, tính đúng, tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Một năm tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn báo lỗ gần 30.000 tỷ đồng Giá điện bán buôn âm khi năng lượng tái tạo dư thừa

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030

Với tiềm năng khổng lồ về năng lượng mặt trời và điện gió, đồng thời, có thể giải quyết thử thách về than đá thông qua hợp tác, cộng thêm việc các chính sách công có thể tăng quy mô cho các giải pháp tài chính mới, chuyên gia của HSBC cho rằng nguồn năng lượng tái tạo tại ASEAN có thể tăng gần gấp 3 vào cuối thập kỷ này.

HSBC: Khởi đầu hanh thông của kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực về triển vọng cả năm HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

EliTe Solar muốn làm nhà máy sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấm/năm tại Hà Nam

Sau nhà máy tại Bắc Giang, EliTe Solar - ông lớn sản xuất pin mặt trời có trụ sở chính tại Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Hà Nam với công suất lên đến 800 triệu tấm pin/năm.

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt? Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc

Bùng nổ năng lượng tái tạo, "miếng bánh" nào cho doanh nghiệp Việt?

Theo giới chuyên gia, nếu không có chiến lược dài hạn cộng với việc chủ động nội địa hoá thì các doanh nghiệp Việt có thể ‘thua ngay trên sân nhà” khi cạnh tranh thị phần ‘miếng bánh’ mang tên năng lượng tái tạo.

Một "đại gia" năng lượng tái tạo muốn bán 50% cổ phần DA điện gió 2.000 tỷ đồng tại Quảng Trị cho đối tác Trung Quốc Trung Quốc phóng vệ tinh năng lượng mặt trời: Mỏng như thẻ ngân hàng, dễ dàng gấp gọn, cạnh tranh với tham vọng của Mỹ

Mới có 1/85 doanh nghiệp năng lượng tái tạo gửi hồ sơ bán điện cho EVN

EVN dự kiến nguyên tắc xác định giá điện là chủ đầu tư chi trả các khoản chi phí hợp lý toàn bộ đời sống kinh tế dự án, tỷ suất sinh lời của dự án không vượt quá 12%, không vượt quá khung giá Bộ Công Thương ban hành.

Doanh nghiệp năng lượng nước ngoài "ngóng" ban hành Quy hoạch Điện VIII Kêu cứu Thủ tướng nhưng chưa chủ đầu tư điện tái tạo nào gửi hồ sơ bán điện cho EVN 36 nhà đầu tư điện gió, mặt trời “kêu cứu” Thủ tướng: Bộ Công Thương lên tiếng?