JICA sẽ ưu tiên dành ODA thế hệ mới cho các dự án về hạ tầng

Nhân dịp Việt Nam – Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đoàn cán bộ cấp cao Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đến thăm và làm việc với lãnh đạo Cảng Tiên Sa và Cảng Lạch Huyện, JICA cam kết sẽ tiếp tục hợp tác vì sự phát triển của

Cảng Tiên Sa là một cảng biển container lớn nhất ở miền Trung Việt Nam tọa lạc tại Thành phố Đà Nẵng - một trong những cảng quan trọng nhất khu vực Trung Bộ Việt Nam, là đầu mối giao thông quan trọng của Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Các kiến nghị của Cảng Đà Nẵng sẽ đưa vào kế hoạch của JICA

Tại buổi làm việc, ông Lê Quảng Đức, Phó tổng giám đốc Cảng Đà Nẵng đã giới thiệu khái quát quá trình 122 năm hình thành và phát triển của Cảng Đà Nẵng.

1691481904411-8477.png

Lãnh đạo Cảng Đà Nẵng tiếp Đoàn cán bộ cấp cao JICA

Cảng Đà Nẵng hiện là cảng container lớn nhất miền Trung và là cảng tổng hợp, vừa làm hàng vừa đón tàu du lịch khắp nơi trên thế giới, sở hữu gần 1.700m cầu bến, với khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 Teus và tàu khách đến 170.000 GRT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại. Đặc biệt, trong 3 năm 2020-2022, trước sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng các chỉ số sản xuất kinh doanh của Cảng Đà Nẵng vẫn tăng trưởng vượt trội.

Sau khi nghe lãnh đạo Cảng Đà Nẵng giới thiệu về cảng, ông Yamada Junichi, Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA đánh giá cao sự phát triển của cảng về năng lực xếp dỡ container, cũng như quy mô khối lượng hàng hóa gia tăng, và nhấn mạnh tầm quan trọng của cảng Tiên Sa Đà Nẵng là cửa ngõ Hành lang kinh tế Đông Tây góp phần tăng cường kết nối ASEAN.

Bên cạnh đó, ông Yamada Junichi cũng bày tỏ vui mừng trước sự đóng góp của JICA vào sự phát triển của cảng, và thông báo sơ lược định hướng hỗ trợ ODA thế hệ mới cho Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, trong đó có việc thực hiện các dự án về hạ tầng đồng thời ghi nhận, và sẽ đưa vào kế hoạch của JICA đối với các kiến nghị của Cảng Đà Nẵng.

JICA có thể hỗ trợ Hải Phòng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Quảng cáo

Sau khi kết thúc chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA đã có buổi làm việc với Bí thư Thành ủy Hải Phòng và đến thăm Cảng Container Quốc Tế Tân Cảng (HICT (cảng Lạch Huyện) tại Hải Phòng. Đây là cảng container chuyên dụng lớn nhất phía Bắc.

Tại buổi làm việc, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng bày tỏ vui mừng được tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 30 năm Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Trân trọng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản và JICA đã hỗ trợ, đồng hành và đầu tư tại Việt Nam nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng trong những năm qua, đồng thời bày tỏ mong muốn JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố triển khai các chương trình dự án ODA trong thời gian tới.

1691481904481-2404.png

Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng và Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA

Ông Yamada Junichi cho biết, cảng Lạch Huyện đóng vai trò trung tâm trong trung chuyển hàng hóa ở phía Bắc, vì vậy, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại cảng sẽ góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế, và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

JICA đã hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện, cầu và đường kết nối vào cảng trong khuôn khổ dự án thí điểm hợp tác công tư (PPP) đầu tiên giữa hai chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa gia tăng cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp phía Bắc Việt Nam. Tầm quan trọng của Việt Nam đối với JICA cũng như tầm quan trọng của Tp. Hải Phòng là trung tâm kinh tế phía Bắc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, JICA sẽ tiếp tục nỗ lực tăng cường hợp tác với thành phố.

“Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản trong năm 2023, JICA cam kết sẽ tiếp tục hợp tác vì sự phát triển của Việt Nam, góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị lâu dài giữa hai nước”, Phó Chủ tịch Điều hành cấp cao JICA nói.

Đặc điểm nổi bật của ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam là sự liên kết chặt chẽ giữa hợp tác hỗ trợ về kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vốn không thể thiếu cho sự phát triển đất nước, và hợp tác kỹ thuật để đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện cơ chế chính sách.

Nhân dịp này, ông Yamada Junichi gợi ý thành phố với lợi thế cửa ngõ giao thông là nơi đón các nguồn đầu tư nước ngoài, JICA có thể hỗ trợ Hải Phòng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Với 144 dự án FDI đến từ Nhật Bản cùng tổng vốn đầu tư đạt trên 3,9 tỷ USD, hiện Nhật Bản đứng thứ 2 về số dự án và số vốn trong số 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Hải Phòng. Ngoài ra, các dự án của Chính phủ Nhật Bản vào Hải Phòng có giá trị cao về kinh tế và mang giá trị bền vững nhờ hiệu quả bảo vệ môi trường.

Thành phố Hải Phòng hiện có quan hệ hữu nghị hợp tác, kết nghĩa với 6 địa phương của Nhật Bản bao gồm: Thành phố Kitakyushu; tỉnh Kagawa; tỉnh Niigata; thành phố Kobe; thành phố Yokkaichi và tỉnh Shiga. Nhờ đó, đã nhận được sự hỗ trợ tích cực về kinh phí, kinh nghiệm, tư vấn, chuyển giao công nghệ, … của Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Niềm tin thương hiệu quốc gia thúc đẩy hợp tác quốc tế

Thương hiệu quốc gia nhất quán có thể trở thành tiền đề thúc đẩy sự hợp tác quốc tế. Năm 2023, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua. Đây là lợi thế rất lớn đối với việc phát triển thương hiệu quốc gia.

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường chủ lực tăng trưởng rất tốt Để tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả, cần chú trọng thị trường gần 1,4 tỷ dân Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả 9 tháng bằng xấp xỉ cả năm 2023

Tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc) muốn trở thành “anh em” với TP. Hồ Chí Minh

Mối quan hệ giữa tỉnh Gyeongsangbuk và TP. Hồ Chí Minh đang ở cấp độ Thành phố Hữu nghị. Trong tương lai không xa, tỉnh Gyeongsangbuk mong muốn nâng mối quan hệ này lên mức “Thành phố anh em” - cấp độ cao nhất trong thang hợp tác quốc tế của các tỉnh ở Hàn Quốc.

PV Power ước lãi 833 tỷ đồng sau 9 tháng

Việt Nam đặt mục tiêu vào top 31-33 thế giới về quy mô GDP ngay năm sau

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ mục tiêu năm 2025, tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tăng trưởng cao hơn (7-7,5%).

Trung Quốc đầu tư đường sắt cao tốc khi GDP bình quân là 1.753 USD, Indonesia là 3.322 USD, Việt Nam thì sao? GDP quý III/2024 vượt dự báo, ước tăng 7,4%

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục

Vì sao suất đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng/km cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Du khách Trung Quốc đến Nhật Bản tăng vọt trong dịp nghỉ lễ tháng 10/2024

Số lượt đặt chỗ hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của du khách Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần của nước này đã phục hồi lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tăng sức hút du khách quốc tế bằng ẩm thực và văn hóa Việt Nam Trung Quốc tạo thuận lợi tối đa cho du khách nước ngoài thanh toán điện tử