Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Trên thương trường, Masan Group (mã MSN) được biết đến là tập đoàn tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu Việt Nam với hai mảnh ghép chính: Masan Consumer (MCH) và WinCommerce (WCM - doanh nghiệp vận hành chuỗi siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+).

Đưa nước chấm, gia vị lên mọi bàn ăn

Nhắc đến câu chuyện thành công của Masan Group ngày hôm nay, trước hết phải kể đến hành trình đưa nước mắm và các đồ gia vị "bắt buộc phải có" vào căn bếp của mọi gia đình Việt.

Theo ước tính của Kantar Worldpanel, hơn 98% hộ gia đình Việt Nam đang sở hữu ít nhất một sản phẩm của Masan Consumer - doanh nghiệp hàng tiêu dùng đã gắn liền với tên tuổi của Masan trong gần 30 năm hoạt động.

Thành lập từ năm 1996 với xuất phát điểm ở ngành gia vị, đến nay Masan Consumer đã tham gia vào 8 ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) chính tại thị trường Việt Nam và sở hữu sản phẩm dẫn đầu ở nhiều phân khúc. Công ty hiện có 5 thương hiệu có doanh thu từ 150-250 triệu USD gồm Kokomi, Omachi, Chinsu, Nam Ngư và Wake-up 247, đóng góp khoảng 80% vào doanh thu tỷ đô của công ty.

Sau khi trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống tại thị trường nội địa, Masan Consumer đang đẩy mạnh chiến lược "Go Global" với mục tiêu 15% doanh số năm 2027 đến từ kinh doanh quốc tế, trong khi hiện tại tỷ lệ này mới chiếm khoảng 4%.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group đã đánh giá Masan Consumer là "viên kim cương gia bảo", niềm tự hào trong sứ mệnh phụng sự người tiêu dùng. Đây là "đại sứ ẩm thực" mà Masan mang ra thế giới, với mục tiêu đưa ẩm thực Việt Nam đến 8 tỷ người tiêu dùng toàn cầu thông qua các thương hiệu mạnh.

Tổng Giám đốc Masan Consumer, ông Trương Công Thắng cho biết công ty đã tăng trưởng với tốc độ gấp 2,2 lần thị trường chung trong giai đoạn 2017-2023 và đặt mục tiêu tăng trưởng hơn nữa thông qua việc mở rộng thị trường quốc tế, cung cấp các sản phẩm cao cấp thay thế bữa ăn tại nhà và tại nhà hàng.

Theo lãnh đạo Masan Consumer, quy mô thị trường FMCG mà công ty phục vụ đạt khoảng 15 tỷ USD, nhưng công ty mới chỉ chiếm khoảng 8%. Với quy mô thị trường FMCG Việt Nam khoảng 32 tỷ USD, Masan Consumer mới chiếm thị phần 3-4%. Do đó, công ty còn nhiều cơ hội để cạnh tranh và được người tiêu dùng lựa chọn.

mch.png

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm trong 6-7 năm qua, ban lãnh đạo Masan xác định đã đến lúc xem xét thực hiện kế hoạch IPO MCH. Mới đây, HĐQT Masan Consumer đã thông qua việc chuyển giao dịch cổ phiếu MCH từ sàn UPCoM sang niêm yết trên HoSE vào năm 2025.

Trên thị trường chứng khoán, tính từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu MCH đã tăng gần 150%, vượt trội so với mặt bằng chung. Qua đó, giá trị vốn hóa của Masan Consumer hiện đạt hơn 144.855 tỷ đồng, tương đương 5,88 tỷ USD.

Hoàn thiện hệ sinh thái

Đáng chú ý, để thực hiện triết lý kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm, Masan không chỉ dừng lại ở việc sản xuất, cung cấp các sản phẩm FMCG mà còn muốn phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng.

Từ cuối năm 2019, bằng thương vụ mua lại VinCommerce từ Vingroup, Masan đã chính thức gia nhập thị trường bán lẻ. Lãnh đạo Masan cho biết, dù không phải ai cũng đồng tình với thương vụ này, nhưng đây là bước nhảy vọt mang tính cách mạng, giúp tập đoàn hình thành một hệ sinh thái tiêu dùng tích hợp trong tương lai.

Thực tế, WinCommerce đang giúp Masan Consumer tạo lợi thế cạnh tranh để thâm nhập các kênh thương mại hiện đại và củng cố thị phần ở tất cả các danh mục FMCG.

Quảng cáo
wcm1.png

Sau khi về chung nhà với Masan và đổi tên thành WinCommerce, chuỗi bán lẻ này đã có những chuyển biến tích cực. Sau một năm sáp nhập, WinCommerce đã có quý đầu đạt EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao) dương. Đến tháng 6/2024, WinCommerce đạt dấu mốc quan trọng khi lần đầu ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương sau gần 10 năm hoạt động. Dù trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty vẫn lỗ sau thuế hơn 223 tỷ đồng, nhưng con số này đã giảm gần 42% so với cùng kỳ năm 2023.

Về doanh thu, quý II/2024, WinCommerce đạt 7.844 tỷ đồng, tăng 9,2% so với cùng kỳ, nhờ nâng cấp và cải tiến cửa hàng WiN (hướng đến người tiêu dùng thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ người tiêu dùng nông thôn). Trước đó, trong quý I/2024, doanh thu thuần của WinCommerce cũng tăng 8,5% so với cùng kỳ, lên 7.957 tỷ đồng.

Cùng với sự tăng trưởng của WinCommerce, doanh thu của Masan Consumer cũng tăng. Trong nửa đầu năm 2024, doanh thu của Masan Consumer đạt gần 13.970 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu của Masan Consumer và WinCommerce trong nửa đầu năm đạt 29.770 tỷ đồng, chiếm 76,4% trong tổng doanh thu 38.990 tỷ đồng của Masan Group.

Tìm ra công thức lợi nhuận

Đến thời điểm hiện tại, có thể thấy WinCommerce đã bước đầu thành công sau 5 năm tái cơ cấu. Nhìn lại hành trình thay đổi, ông Michael Hung Nguyen, Phó Tổng Giám đốc Masan Group, cho biết trước năm 2019, Masan tự hào là doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhưng chỉ bán sản phẩm cho nhà phân phối, hoạt động theo mô hình B2B và chưa có điểm chạm trực tiếp với người tiêu dùng. Đến cuối năm 2019, Masan bước vào ngành bán lẻ khi mua lại VinCommerce (nay là WinCommerce), từ đó hoạt động theo mô hình B2C và thực sự tiếp cận nhu cầu người tiêu dùng.

"Bốn năm trước, khi Masan mua lại WinCommerce, EBITDA của công ty này là âm 7%. Ngoài câu chuyện đầu tư, Masan phải gánh lỗ. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, EBITDA của WinCommerce đã đạt điểm hòa vốn và năm nay là dương 4%. Tháng 6, 7, 8 năm nay đã ghi nhận lãi, nên Masan kỳ vọng quý III WinCommerce sẽ có lợi nhuận", ông Michael Hung Nguyen nói.

Sau khi tìm ra công thức có lãi, Masan dự tính mở rộng chuỗi WinCommerce để khuếch đại lợi nhuận trong giai đoạn tiếp theo, tạo động lực tăng trưởng cho tập đoàn.

cua-hang-wcm.png

Trong nửa đầu năm 2024, do thị trường còn nhiều yếu tố bất định, WinCommerce chỉ mở 40 cửa hàng WiN mới. Tuy nhiên, công ty bắt đầu tăng tốc mở cửa hàng trong nửa cuối năm để đạt khoảng 100 cửa hàng mới mỗi quý, mục tiêu đến năm 2030 đạt 10.000 cửa hàng, trở thành đơn vị bán lẻ có độ phủ lớn nhất Việt Nam.

Đến cuối tháng 6/2024, WinCommerce có tổng số 3.673 siêu thị và cửa hàng. Như vậy, tốc độ mở mới sẽ lên đến hơn 1.000 cửa hàng/năm từ nay đến năm 2030.

Trong kế hoạch giai đoạn tiếp theo, Masan đặt trọng tâm vào việc dồn lực cho mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ cốt lõi. Với mảng bán lẻ WinCommerce, công ty tiếp tục tối ưu lợi nhuận, cải thiện vận hành, phát triển chương trình hội viên WiN và các chương trình khuyến mãi cá nhân hóa.

Đồng thời, Masan cũng hoàn tất các thủ tục để có thể IPO Masan Consumer vào năm 2025, song song với việc tăng cường chiến lược Go Global, quảng bá hương vị Việt đến người tiêu dùng toàn cầu.

1.png
Nguồn: Báo cáo thường niên 2023

Ngoài ra, Masan đang làm việc với các nhà đầu tư chiến lược để giảm lợi ích tại mảng kinh doanh không cốt lõi. Thực tế, vào cuối tháng 5/2024, Masan High-Tech Materials (MHT, mã chứng khoán MSR) - công ty con của Masan - đã công bố ký kết hợp đồng chuyển nhượng 100% vốn tại H.C. Starck Holding (Germany) GmbH (HCS) cho Mitsubishi Materials Corporation Group với giá 134,5 triệu USD.

Thương vụ này dự kiến giúp Masan Group ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD và tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD trong dài hạn.

msn.png
Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Dabaco báo lãi quý III gấp 25 lần cùng kỳ 2023

Quý III/2024, Dabaco đạt doanh thu thuần hơn 3.500 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 312 tỷ đồng, gấp 25 lần so với cùng kỳ 2023 và là mức cao nhất trong vòng 5 quý.

Pyn Elite Fund gom thêm 3,7 triệu cổ phiếu DBC, nâng sở hữu tại Dabaco lên hơn 7% Quỹ ngoại tỷ USD lý giải nguyên nhân liên tục tăng sở hữu tại Dabaco

Bắc có Winmart, Nam có Bách Hoá Xanh, cuộc đấu ngành bán lẻ ngày càng gay cấn

Để khái quát cuộc cạnh tranh giữa WinCommerce và Bách Hóa Xanh, lãnh đạo Masan từng cho rằng trong mọi thị trường thương mại hiện đại, thường có hai người dẫn đầu cùng tham gia.

Đóng cửa hàng loạt để tìm điểm hoà vốn và có lãi, MWG “copy” mô hình thành công của Bách Hoá Xanh cho An Khang? SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần WinCommerce cho Masan Group

Hai “gà đẻ trứng vàng” của Masan

Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer) và bán lẻ (WinCommerce) hiện là hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Masan. Đây cũng là hai động lực tăng trưởng lớn nhất của Masan trong giai đoạn sắp tới.

Bách Hóa Xanh, WinCommerce có lãi và cuộc đua không ai bị bỏ lại phía sau giữa các “ông lớn” bán lẻ MSN và sự trở lại xứng tầm Bluechips

Chi tiết 5 dự án nhà ở tại Hà Nội được bán cho người nước ngoài, chủ yếu là chung cư cao cấp có giá dao động 70-100 triệu đồng/m2

Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án nhà ở trên địa bàn TP cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu. Các dự án này thuộc quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân.

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Giá chung cư ở TP. Hồ Chí Minh bất ngờ quay đầu giảm

Ngày doanh nhân, lắng nghe tâm tư của những lãnh đạo doanh nghiệp "sếu đầu đàn"

Để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, những doanh nhân của doanh nghiệp "sếu đầu đàn" Việt Nam vẫn đang không ngừng vươn mình, khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Nhân ngày doanh nhân Việt Nam (13/10), Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ trân trọng giới thiệu những chia sẻ, mong muốn của lãnh đạo doanh nghiệp "sếu đầu đàn" về chính sách thời gian tới.

6 doanh nhân Việt Nam có tên trong danh sách tỷ phú thế giới Sức ảnh hưởng của những nữ doanh nhân Việt Nam điển hình 30 năm qua

Vinhomes chốt thời gian dự kiến mua 370 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes thông báo dự kiến mua vào 370 triệu cổ phiếu VHM từ ngày 23/10 đến 22/11. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận.

Vốn hoá Vinhomes tăng gần 1 tỷ USD sau khi công bố thương vụ mua lại 370 triệu cổ phiếu Vinhomes có thể mua lại 370 triệu cổ phiếu ngay trong tháng 9, hoàn toàn bằng tiền mặt có sẵn