HAGL: Lãi ròng giảm 50 tỷ sau kiểm toán, nợ quá hạn 280 tỷ với Eximbank, 'bỏ ngỏ' 1.860 tỷ từ khoản đầu tư Lơ Pang

2022 là năm HAGL chính thức lấy lại mốc lợi nhuận ngàn tỷ sau nhiều năm đánh mất. Dù vậy, nó đến chủ yếu từ hoàn nhập dự phòng phải thu.

Ông Đoàn Nguyên Đức
Ông Đoàn Nguyên Đức

CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa công bố BCTC hợp nhất kiểm toán 2022, ghi nhận doanh thu đạt 5.198 tỷ đồng - tăng hơn 100 tỷ so với báo cáo tự lập và tăng gấp đôi so với năm 2022. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp trong năm thu về 1.173 tỷ đồng, tăng 131% nhờ bán chuối và bán heo tăng trưởng tốt trong năm.

Lợi nhuận ròng sau kiểm toán giảm 50 tỷ so với báo cáo tự lập trước đó, còn 1.129 tỷ đồng. Nguyên nhân do chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng.

2022 vẫn là năm HAGL tăng trưởng vượt bậc và chính thức lấy lại mốc lợi nhuận ngàn tỷ sau nhiều năm đánh mất. Dù vậy, lợi nhuận của công ty này vẫn đến chủ yếu từ hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu.

Đáng chú ý, tính đến cuối năm 2022, HAGL vẫn chưa thanh toán khoản vay đến hạn 279 tỷ đồng theo lịch thanh toán đã cam kết với Eximbank. Dư nợ của HAGL với Eximbank tại thời điểm này là 588 tỷ đồng.

Trong BCTC kiểm toán, kiểm toán viên tiếp tục nhấn mạnh đến khoản lỗ lũy kế 3.341 tỷ đồng, và tình trạng nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn.

hag-1680315531585-16803155317721457115283-6073.png

Nói về điều này, phía HAGL nhấn mạnh " Sang năm 2023, doanh thu từ trái cây và heo tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu và đem lại nguồn thu chính cho Tập đoàn. Tại ngày lập BCTC hợp nhất, Tập đoàn đã lên kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ được tạo ra từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai. Tập đoàn cũng đã đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay và việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay có liên quan.

Do đó, Tập đoàn có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo. Dựa trên các cơ sở này, Ban Tổng Giám đốc tiến hành lập BCTC trên cơ sở đáp ứng giả định hoạt động liên tục".

Đã sở hữu 99,75% vốn Lơ Pang với chênh lệch giá trị 1.860 tỷ đồng, song chưa hợp nhất vào chỉ số kinh doanh

Năm qua, giao dịch đáng chú ý là HAGL đã hoàn tất mua 50 triệu cổ phần, tương đương 99,75% vốn Lơ Pang với tổng giá trị chuyển nhượng là 2.384 tỷ đồng. Theo đó, Lơ Pang chính thức trở thành công ty con của HAGL từ ngày 31/3/2022. Tại ngày mua, Lơ Pang sở hữu diện tích đất canh tác nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai là 2.129ha. Theo HAGL, chênh lệch giữa giá trị đầu tư và giá trị tài sản thuần của Lơ Pang phát sinh từ giao dịch này là 1.860 tỷ đồng.

Dù vậy, Ban Tổng giám đốc HAGL xét thấy việc mua cổ phần Lơ Pang là mua tài sản, không phải hợp nhất kinh doanh, cụ thể là phần diện tích cho mục đích phát triển các cây trồng nông nghiệp và xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi sau này. Giá phí của các giao dịch này được phân bổ cho các tài sản, nợ phải trả được mua dựa trên giá trị hợp lý tạm tính tương ứng của các tài sản, nợ phải trả đó tại ngày mua.

Quảng cáo

Theo đó, một phần giá phí phân bổ được hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang trên BCĐKT hợp nhất. Các tài sản, nợ phải trả được mua được trình bày cùng nhóm với các tài sản, nợ phải trả tương tự của Tập đoàn.

lo-pang-1680315539771-1680315539973554686423-9120.png

Được biết, Lơ Pang là công ty được thành lập hồi tháng 6/2020, hoạt động chính là chăn nuôi và trồng cây ăn trái. Việc sáp nhập Lơ Pang và một công ty cùng ngành khác là Chăn nuôi Gia Lai đã được ĐHĐCĐ năm 2021 của HAGL thông qua.

Trong đó, Lơ Pang hoạt động song song với Chăn nuôi Gia Lai, nếu Chăn nuôi Gia Lai là phía đông thì Gia súc Lơ Pang là đảm nhận phía Nam. Bầu Đức từng chia sẻ, nếu làm chung sẽ không hiệu quả nên HAGL tách ra hai đơn vị. Riêng Lơ Pang đang nuôi sản lượng heo hơn 10.000 con, và 1.600ha chuối (trên tổng diện tích công ty này đang sở hữu là 2.129ha).

Lơ Pang và Chăn nuôi Gia Lai cũng là 2 đơn vị ghi nhận giao dịch giá trị lớn với HAGL trong năm. Riêng năm 2022, HAGL bán hàng hóa cho Lơ Pang với giá trị 99 tỷ đồng, song song đang cho vay 20 tỷ đồng. Đến cuối năm, mọi khoản phải thu từ Lơ Pang không còn.

Đang có khoản phải thu gần 4.000 tỷ đồng với Lê Me

le-me1-1680315544890-16803155453231588173830-8709.png le-me2-1680315560604-1680315560775651315265-2428.png le-me3-1680315570077-16803155702221894705827-1240.png

Ngược lại, một đơn vị liên quan đáng chú ý khác với giá trị giao dịch lớn là Lê Me. Năm 2022, HAGL phát sinh giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần với giá trị 2.146 tỷ đồng, đang cho vay 715 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2022, khoản phải thu về cho vay ngắn hạn của HAGL với các bên liên quan là 3.951 tỷ đồng, riêng Lê Me chiếm 2.753 tỷ. Khoản phải thu về cho vay dài hạn là 1.717 tỷ đồng, Lê Me chiếm 149 tỷ đồng.

Ngoài ra, HAGL cũng đang có các khoản phải thu khác với Lê Me trị giá 1.090 tỷ đồng.

Lê Me được thành lập vào 7/8/2018 tại 178 Hùng Vương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Ngành nghề kinh doanh chính là trồng cây ăn quả. Người đại diện theo pháp luật là Giám đốc Lê Văn Thạch. Tháng 9/2019, công ty tăng vốn điều lệ từ 10 tỷ lên 483 tỷ đồng, đều là cổ phần phổ thông mệnh giá 10.000 đồng/cp. Cổ đông sáng lập là Nguyễn Ngọc Mai (là Giám đốc của Chăn nuôi Gia Lai), ông Lê Văn Thạch và Trần Quang Dung.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội điều chỉnh diện tích loạt khu đô thị lớn ở Đông Anh

Ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định 5697/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Đông Anh.

Huy động 30.575 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua đấu thầu trong tháng 10/2024 Vinaconex “bắt tay” Lapinta xây khu nhà ở hơn 500 tỷ đồng ở Nghệ An

TP. Hồ Chí Minh chỉ cho phép xây chung cư mini ở những tuyến đường có chiều rộng tối thiểu 3,5m

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 101 quy định về đường giao thông để phương tiện chữa cháy thực hiện nhiệm vụ chữa cháy tại nơi có nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ (chung cư mini) của cá nhân trên địa bàn.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Sau thương vụ mua cổ phiếu “khủng” của Vinhomes, thêm một doanh nghiệp mua lại lượng lớn cổ phiếu quỹ

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2

Phiên đấu giá 20 thửa đất (LK01 và LK02) tại khu xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) chỉ thu hút hơn 100 nhà đầu tư tham gia nhưng giá chốt những lô đầu tiên vẫn cán mốc trên 100 triệu đồng/m2.

Đại biểu Quốc hội hiến kế loại bỏ người tham gia đấu giá đất để bán lại Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh trước áp lực chốt lời

Sở Xây dựng Hải Phòng làm rõ việc mua nhà ở xã hội phải trả tiền chênh

Phản ánh đến cơ quan chức năng, bà Nguyễn Huyền (TP. Hải Phòng) cho biết, hiện nay, người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại thành phố đều không thể mua được với giá trị thật như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải chi trả thêm một số tiền "chênh" 100-300 triệu đồng tùy vị trí.

Dự án nhà ở hơn 520 tỷ đồng ở Hải Dương “về tay” liên danh Tập đoàn Quang Giáp - Đức Dương Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Huyện ven Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng gần 6.500m2 đất ở

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất tại xã Phú Túc cho UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.

Kỳ vọng đất đai tiếp tục tăng giá, nhiều người sẵn sàng trả giá cao trong các cuộc đấu giá đất Vì sao đất đấu giá ở Hà Nội tiếp tục lập đỉnh mới?

Nhà biệt thự và liền kề tại Hà Nội tiếp tục tăng "nóng"

Từ đầu năm đến nay, loại hình biệt thự/nhà liền kề liên tiếp có những đợt sóng tăng giá và đỉnh điểm tháng 10/2024, mức giá ở loại hình này lại tăng “nóng”.

Hà Nội: Nhà đất trong ngõ nhỏ vượt mốc 150 triệu đồng/m2, tương đương với giá biệt thự ven đô Cả quý III, TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận 60 giao dịch biệt thự thành công

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T và JTA – tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh ban hành quy định mới về tách, hợp thửa Tập đoàn CIENCO4 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì loạt vi phạm hành chính

TP. Hồ Chí Minh ban hành quy định mới về tách, hợp thửa

Ngày 31/10, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 100 quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đất trên địa bàn.

Cả nước có 4 dự án nhà ở xã hội đã khởi công xây dựng với quy mô hơn 2.000 căn trong quý 3 Mục sở thị sân golf Phú Quốc được đài truyền hình Hàn Quốc ca ngợi

Cả nước có 4 dự án nhà ở xã hội đã khởi công xây dựng với quy mô hơn 2.000 căn trong quý 3

Một số dự án làm lễ động thổ như: dự án nhà ở xã hội Lê Thành Tân Kiên của Công ty TNHH Thương mại xây dựng Lê Thành – TPHCM; dự án nhà ở an sinh xã hội – khu 6 Vietsing – Bình Dương của Tổng Công ty đầu tư và phát triển CN – CTCP.

Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội Hải Phòng cho phép mở bán 636 căn nhà ở xã hội

Hà Nội họp bàn gỡ vướng cho 5 dự án bất động sản chậm triển khai nhiều năm

Sáng 30/10, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo và chỉ đạo giải quyết những nội dung tồn tại, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn.

Doanh thu quý III/2024 của Vinhomes đạt kỷ lục, lợi nhuận sau thuế giảm 16% Giao dịch đất nền bất ngờ giảm trong quý 3, tồn kho gần 9.000 nền