GS. TSKH Đặng Hùng Võ: Thuế bất động sản của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu

Theo chuyên gia, kể từ 2008 đến nay, Bộ Tài chính có ít nhất 5 lần lấy ý kiến về các phương hướng xây dựng Luật Thuế tài sản liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Song, lần lấy ý kiến nào cũng chỉ gây ồn ã trên công luận, rồi sau đó lại rơi vào im lặng.

GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nêu rõ một thực trạng đáng buồn cho sự phát triển chung của nền kinh tế: “Thuế đối với đất đai và tài sản đầu tư trên đất của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu, điều này thể hiện rõ nét ngay khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa cần ở đâu xa”.

GS.TSKH. Đặng Hùng Võ cho biết, hiện nay thuế tài sản của Việt Nam chỉ chiếm 0,034% GDP. Trong khi đó thuế này của Indonesia chiếm 0,42%, của Thái Lan chiếm 0,25% và của Philippines chiếm 0,84%.

So với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển OECD (Organization for Economic Cooperation and Development), thuế tài sản của nhóm các nước G7 đều đạt từ 1 - 4% GDP, của các nhóm các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ cũng đạt từ 0,2 - 1%, trung bình toàn khối OECD đạt 1,856%.

Tại tất cả các nước, trong đó có cả Việt Nam, thuế này đều thu cho ngân sách địa phương. Tại các nước G7, Anh là quốc gia có mức đóng góp thuế cho ngân sách địa phương ở mức cao nhất (90%) và Đức là quốc gia thấp nhất (40%).

"Như vậy, thuế tài sản tại Việt Nam chỉ bằng khoảng 7% của nhóm các nước phát triển trung bình thuộc Hiệp hội ASEAN, chỉ bằng khoảng 1,6% mức trung bình của nhóm các nước OECD, và chỉ bằng khoảng 1% của các nước thuộc nhóm G7. Hiệu quả của một hệ thống thu trong đó có thuế tài sản thấp sẽ cho thấy các hệ lụy xấu", GS. TSKH. Đặng Hùng Võ đưa ra nhận định.

img01087-1216.jpg

GS. TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, GS.TSKH. Đặng Hùng Võ đã chỉ ra 7 hệ lụy xấu có thể xảy ra nếu không có những cải cách thiết thực đối với hệ thống thuế bất động sản trong tương lai.

Thứ nhất, mọi người dân sẽ đều muốn trữ tiền tiết kiệm vào bất động sản thay vì đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, hiệu suất sử dụng đất rất thấp. Thực trạng các khu đô thị "ma" vắng bóng người ở, các dự án "treo" có đất rồi nhưng không triển khai dự án hoặc triển khai chậm trong thời gian qua là minh chứng rõ nét nhất.

Thứ ba, chất lượng cuộc sống đô thị sẽ suy giảm nhanh chóng. Lý do là bởi "làn sóng" di cư về các thành phố lớn ngày càng mạnh mẽ, trong khi tốc độ đầu tư hạ tầng không thể theo kịp tốc độ gia tăng dân số.

Quảng cáo

Thứ tư, không đủ kinh phí Nhà nước để phát triển hạ tầng đô thị, dịch vụ công cộng tại đô thị vì không có nguồn thu thường xuyên cho mục đích này.

Thứ năm, tình trạng đầu cơ đất đai tăng lên vừa làm giá bất động sản tăng cao, vừa làm nền kinh tế có năng lực cạnh tranh thấp, vừa gây khó khăn cho giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp.

Thứ sáu, thị trường bất động sản không ổn định, khi “sốt nóng” quá nhanh nhưng rơi vào trạng thái “đóng băng” cũng nhanh. Thực tế cho thấy thị trường bất động sản nước ta đóng băng trong giai đoạn 2003 - 2006, sốt giá mạnh trong giai đoạn 2007 - 2008, rồi lại rơi vào đóng băng trong giai đoạn 2009 - 2013, phục hồi và phát triển trong giai đoạn 2014 - 2018, giảm sâu cung từ 2018, sốt giá từ 2020 và lại đang đứng yên từ 2022 do gần như không có cung. Hiện nay, dự án treo rất nhiều, dự án nằm chờ phê duyệt cũng nhiều nhưng không thể phê duyệt.

Thứ bảy, chất lượng đô thị hóa thấp, không đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn chúng ta cần phải đẩy mạnh chất lượng quá trình đô thị hóa, cần nhiều kinh phí hơn để thực hiện việc xây dựng đô thị theo triết lý “phát triển xanh” và “phát triển thông minh”.

Tại Việt Nam hiện nay, mới chỉ có thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có tỷ suất thuế rất thấp chứ chưa đánh thuế vào tài sản gắn liền với đất.

67jk-6360.jpeg

Lật lại quá khứ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã sớm xác định phải đổi mới sắc thuế về sử dụng đất và tài sản gắn liền theo hướng đánh thuế cao vào những trường hợp đầu cơ, tích trữ bất động sản, để hoang hóa, không đưa vào sử dụng. Những điều này đều được thể hiện trong Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2012 và Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022.

Bên cạnh đó, kể từ 2008 đến nay, Bộ Tài chính có ít nhất 5 lần lấy ý kiến về các phương hướng xây dựng Luật Thuế tài sản liên quan đến lĩnh vực bất động sản. Vậy nhưng những hành động này vẫn chưa thực sự đem lại kết quả khả quan. “Lần lấy ý kiến nào cũng chỉ gây ồn ã trên công luận, rồi sau đó lại rơi vào im lặng”, ông Võ cho biết thêm.

Song, theo chuyên gia này, sự ì ạch trong công tác cải cách về thuế bất động sản là có thể cảm thông. Lý do là bởi đặc thù phát triển của nước ta có một khác biệt to lớn so với các nước khác, đó là vấn đề thu nhập của người lao động còn chưa cao. Đây chính là một trong những rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng.

“Thu nhập của người lao động tại Việt Nam hiện nay đa phần còn quá thấp, đồng lương kiếm được gần như không có đủ phần để dành dụm ra mua chỗ ở. Chính vì vậy, mọi cải cách về thuế bất động sản đều là những vấn đề rất nhạy cảm nếu đứng từ phía nhân dân, nếu như đề án luật thuế này không làm rõ việc không tăng thuế đối với đối tượng nào và tăng thuế đối với đối tượng nào”, ông Võ đưa ra nhận định.

Nhạy cảm như vậy nhưng nếu nhìn trên phương diện toàn cảnh thì ông Võ cho rằng, việc cải cách thuế bất động sản chính là việc ưu tiên thực hiện. “Phải làm một cách kiên quyết để tạo công bằng và bình đẳng trong phát triển kinh tế bất động sản. Chỉ có như vậy, đất nước mới có đủ “tầm” kinh phí để phát triển đô thị theo hướng bền vững”, GS. TSKH. Đặng Hùng Võ khẳng định.

Trên thực tế, từ văn bản Luật Thuế bất động sản tới bước triển khai thực hiện còn một khoảng cách khá xa. Tại phiên hội thảo, ông Đặng Hùng Võ đã nêu ra một số hướng đi có thể giúp thực hiện được sắc thuế bất động sản. Theo đó, cần phải có một hệ thống hành chính bất động sản và hành chính thuế phù hợp, bảo đảm minh bạch, được cập nhật và được kết nối với nhau. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự hoặc Luật Phòng chống tham nhũng cũng cần có quy định chi tiết về trách nhiệm giải trình nguồn gốc đồng tiền mua các bất động sản đang sử dụng.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Chung cư ven đô Hà Nội gần 100 triệu/m2, biệt thự lập đỉnh 1,4 tỷ đồng/m2, dòng tiền nhà đầu tư tìm đường thoát

Trong bối cảnh cả chung cư và biệt thự tại Hà Nội tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại dòng tiền của nhà đầu tư đang bị ùn ứ lâu ngày đang tìm đường thoát khỏi Hà Nội, đổ sang các thị trường mới.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Huyện vùng ven Hà Nội chốt ngày tổ chức đấu giá 24 lô đất, khởi điểm từ 3,8 triệu đồng/m2

Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

Các chuyên gia đều đồng tình cho rằng, từ quý II/2025, phân khúc đất nền đạt tốc độ thanh khoản tốt hơn, sôi động hơn. Thời điểm này được dự báo thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khởi sắc.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá BĐS tăng

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất?

Tính đến 30/9/2024, lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng và chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản như Novaland, Nam Long, Khang Điền...

Giao dịch đất nền bất ngờ giảm trong quý 3, tồn kho gần 9.000 nền Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng

Chuyên gia dự báo bất ngờ về thị trường đất nền phía Nam năm 2025

Từ quý 2 đến quý 4/2025, đất nền và biệt thự dự án sẽ có tốc độ tăng giá mạnh, thu hút đầu tư. Nhu cầu ở thực lẫn lợi suất cho thuê tốt. Đây cũng là thời điểm thị trường bất động sản bước vào chu kì khởi sắc.

Đất nền phía Nam bất ngờ tăng giao dịch gấp 2- 3 lần, giá cao nhất chạm mốc 140 triệu đồng mỗi m2 “Vượt qua” đất nền và chung cư, Condotel được tìm kiếm nhiều nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Tập đoàn DOJI đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Accor vừa ký kết Hợp đồng quản lý khách sạn Sofitel Diamond Crown Hai Phong, mang thương hiệu Sofitel cùng những trải nghiệm lưu trú sang trọng, đẳng cấp, mang đậm phong cách Ph

DOJI trúng thầu Dự án khu đô thị hơn 4.600 tỷ ở Thừa Thiên Huế Liên danh DOJI được chọn thực hiện dự án 4.600 tỷ đồng tại Huế

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà

Ông Nguyễn Minh Tấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội mới đây đã có Văn bản số 8482/STNMT-ĐKTKĐĐ gửi các đơn vị liên quan về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư để phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận cho người mua tại dự án đầu tư công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở tại số 22-24 Hàng Bài và số 25+27 phố Hai Bà Trưng, phường Hàng Bài và phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2 tổ hợp nghìn tỷ ở quận Bắc Từ Liêm

Khu tổ hợp Phú Diễn (Ecity Phú Diễn) tại phường Phú Diễn và dự án Tổ hợp dịch vụ công cộng, thương mại kết hợp nhà ở cao cấp Tây Hồ Tây tại lô đất H4HH1 Khu đô thị Tây Hồ Tây vừa được duyệt bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của UBND quận Bắc Từ Liêm.

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Hiện giá căn hộ tại Bình Dương đang giao dịch từ 26-59 triệu đồng/m2; tại Bà Rịa-Vũng Tàu là từ 35-61 triệu đồng/m2; tại Đồng Nai từ 33 -41 triệu đồng/m2 và tại Long An là từ 21-29 triệu đồng/m2....

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn

Với giá đất trung bình chỉ từ 25-30 triệu đồng/m2, tích hợp vô vàn tiện ích, phân khu thấp tầng Kim Tiền tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City vừa ra mắt đã đáp ứng trúng kỳ vọng của giới đầu tư miền Bắc.

“Chiết khấu khủng” cho khách mua sớm căn hộ tại Sun Urban City Hà Nam Chưa từng có trong lịch sử: 93% căn hộ Sun Group từ 1 tỷ đồng đã hết veo ngay khi mở bán

Lãi suất “hạ nhiệt”, người mua nhà vẫn “ngại” vay do giá nhà leo cao

Mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà "hạ nhiệt", tuy nhiên, việc giá nhà đất liên tục leo cao khiến người mua “hụt hơi” và vẫn giữ tâm lý è dè chưa dám vay do không thể cân đối được dòng tiền trả nợ.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá BĐS tăng

Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh được giao phê duyệt dự án xin chuyển nhượng

Trường hợp dự án, phần dự án bất động sản không đủ điều kiện chuyển nhượng thì Sở Xây dựng có văn bản thông báo rõ lý do cho chủ đầu tư dự án. Trường hợp dự án, phần dự án bất động sản đủ điều kiện chuyển nhượng thì Sở Xây dựng trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.

Huyện vùng ven Hà Nội chốt ngày tổ chức đấu giá 24 lô đất, khởi điểm từ 3,8 triệu đồng/m2 Hanoi Metro chưa đủ nhân lực vận hành tuyến đường sắt đô thị Nhổn